Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

(Mãnh Quán Phạm Chí Kinh)

Kinh Chấm Dứt Tranh Cãi
(Mãnh Quán Phạm Chí Kinh)
Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ 11, Đại Tạng Tân Tu 198
tương đương với Cùlaviyùha Sutta, Sutta-Nipàta 878-894



Bối Cảnh

Đây là kinh Mãnh Quán Phạm Chí. Trong một pháp hội có tới năm trăm vị la hán và rất nhiều nhân vật quan trọng, trong đó có bốn vị thiên vương từ bốn phương về nghe pháp. Vị Phạm Chí tên là Mãnh Quán vẫn nghi ngờ rằng không chắc vị đạo sư này (Bụt) là người đã nắm được chân lý tuyệt đối. Do đó Bụt nói kinh này. Khung cảnh dựng lên từ kinh Tạp A Hàm số 11 92 và kinh Trường A Hàm thứ 19.



1. Ai cũng có quan điểm của mình về chân lý, và đối phương cũng thế. Ai cũng nghĩ là mình có cái thấy cao nhất và muốn diễn bày cái thấy ấy ra. Ai có được cái thấy ấy thì người ấy mới thấy được Pháp. Còn những kẻ khác (vì chưa thấy được sự thật này thì) dù đi khắp nơi cũng không thấy được một góc nhỏ nào của sự thật.

2. Vì thiên hạ chấp thủ như vậy nên mới sinh ra tranh cãi loạn xị. Ai cũng nói rằng kẻ kia si mê; ta mới thật sự là người có trí tuệ. Vậy thì trong tất cả các sự thật ấy, cái nào mới thực sự là sự thật? Bởi vì ai cũng nói chỉ có mình là đang nắm được chân lý?

3. Kẻ nào không biết rằng người khác cũng có quan điểm của họ về sự thật thì kẻ ấy vẫn còn mờ ám, vẫn còn thiếu trí tuệ và vẫn còn kẹt vào trong quan điểm của chính mình.

4. Có cái quan điểm rồi thì mới có cái nói và cái làm. Người ta nghĩ rằng nhờ cái thấy đó của họ mà thân họ đã được tịnh hóa và tâm họ được thánh hóa. Nếu ai cũng đúng thì còn có ai sai lầm nữa? Bởi vì ai cũng đang có và cũng đang kẹt vào cái ý của họ?

5. “Đây là sự thật cao nhất, là đỉnh cao trí tuệ.” Người ngu si có thể suy nghĩ và hành xử như thế, và tìm cách dìm kẻ khác xuống. Mình tự cho mình là người duy nhất đã thấy được sự thật. Tự mình còn là kẻ ngu si mà mình cứ nói là người ta ngu si.

6. Hỏi: Ai cũng nói pháp của họ là không ai bằng, rằng kẻ khác vốn chẳng có tuệ giác gì, chỉ biết vay mượn cái thấy của người khác rồi đi vào tranh chấp với người khác. Tại sao bậc đạo sư lại không đưa ra một chân lý duy nhất để tất cả mọi người có thể đi theo?

7. Trả lời: Chân lý chỉ là một, chứ không thể là hai. Nhưng chân lý chỉ có thể tự mình thực chứng. Một khi chứng thực được chân lý ấy rồi thì ta sẽ không còn bị một ai lung lạc được nữa. Nhưng vì đã có bao nhiêu ý tưởng cho nên đã có bấy nhiêu chân lý. Vì vậy bậc sa môn không cần phải nêu ra thêm một học thuyết về chân lý của riêng mình.

8. Có chân lý nào mà người khác chưa nói lên? Nên tin vào ai và vào chủ thuyết nào mà thiên hạ đang rao giảng? Những chủ thuyết được đưa ra là do đâu, hay cũng là chỉ do sự suy nghĩ riêng của từng người mà có?

9. Sự thực là một, nhưng cách diễn bày của tâm ý thì nhiều. Từ những góc độ tri giác khác nhau cho nên có những sự phân biệt lựa chọn khác nhau. Những gì mà con mắt nhận biết, nếu ta bị vướng mắc vào, sẽ làm nẩy sinh ra ý tưởng: cái này đúng và cái này sai.

10. Những gì ta nghe, ta thấy, và cả những giới điều cấm kỵ mà ta đang hành trì cũng đều bắt nguồn từ tâm ý ta. Nếu bị kẹt vào chúng thì ta sẽ dấn thân đi vào vòng tranh luận về những cái thấy khác nhau. Phải chấm dứt lại sự đối chiếu, so sánh, và quán sát xem có chỗ nào sai lầm (nơi tri giác ta) không, nếu không thì sự thực là chính mình sai lầm mà mình lại nói người khác sai lầm.

11. Mình sai lầm mà mình lại nói người khác sai lầm, kẻ kia cũng tự cho họ là đẹp là lành và muốn mình đi theo họ. Ai cũng tự khen mình là hay là giỏi, vì vậy cho nên mới sinh ra tranh cãi và oán thù.

12. Giữ chặt tà kiến, chỉ muốn làm thầy thiên hạ, người ta mãn ý tự cho là cái thấy của người ta là chí thiện, tin rằng cái thấy và cái hành của mình là ở ngôi cao nhất, tôi e rằng một người ba hoa như thế tự mình chưa đạt tới đâu cả.

13. Nếu mình cho cái hiểu biết của kẻ kia là sai lạc, là đáng hổ thẹn, thì kẻ kia cũng sẽ cho cái hiểu biết của mình là sai lạc, là đáng hổ thẹn. Nếu tất cả mọi người đều phân biệt và kỳ thị như thế thì trong đời còn ai không phải là kẻ si mê?

14. “Chỉ khi nào bạn chứng nghiệm được chân lý này thì bạn mới có thể nói rằng bạn được tịnh hóa.” Nói như thế thì dễ gây ra biến loạn; đó là nguyên nhân làm phát sinh ra độc đoán, cố chấp và oán hận.

15. Đi theo hành trì một cách khác người, có những kiến giải và những phương pháp thanh lọc khác người, đó không có nghĩa là mình đã đạt tới chân lý tối hậu. Đó là thái độ dẫm chân tại chỗ, làm cho người ta càng ngày càng bị kẹt cứng vào tư kiến của mình.

16. Nếu ai cũng khư khư nắm chặt tư kiến, cho mình là minh triết, thì còn có ai là si mê nữa? Còn có ai để mình chê trách nữa? Nói rằng pháp của kẻ kia không có khả năng tịnh hóa, mình đang sử dụng cái kế đạt của mình để tự cho mình là cao diệu bậc nhất.

17. Kẹt vào cái thấy của mình, tự cho mình là tự tại, kẻ kia dấn thân vào các cuộc tranh chấp loạn xị trong đời. Buông bỏ mọi ý niệm về sở tác, bậc hiền giả đạt tới sự mầu nhiệm của cái vô tác và cái vô sở tác.


Đại Ý

Kinh này nói về thái độ độc quyền về chân lý và những tai hại do thái độ ấy gây ra. Khi ta tin rằng cái thấy của ta là chân lý thì ta cũng tin rằng con đường ta đi là con đường duy nhất đưa tới chân lý. Đây là gốc rễ của độc tài, của bạo động.

Có người đi tìm chân lý bằng cách học hỏi, suy tư, hay đi vay mượn cái thấy của người khác. Cái chân lý ấy không phải là chân lý vì đó chỉ là sản phẩm của trí năng mà không phải là một kinh nghiệm tâm linh mình đã trực tiếp thân chứng. Có bao nhiêu ý tưởng về chân lý là có bấy nhiêu chân lý. Thực ra chân lý chỉ có thể là một, và không thể có hai chân lý chống đối nhau. Kẹt vào cái thấy của mình, điều đó chứng tỏ mình chưa thực chứng được chân lý. Những chủ thuyết được đưa ra là do sự suy nghĩ riêng của từng người. Bài thi kệ thứ chín nói rõ: sự thật là một, những cái thấy về sự thật thì nhiều. Cái thấy là kiến, là tư kiến của từng người. Còn tư kiến là còn tà kiến. Chân lý vượt thoát mọi kiến, mọi tư kiến, mọi tà kiến. Chân lý vượt thoát mọi ý niệm. Ngôn ngữ và ý niệm không có khả năng chuyên chở chân lý. Cho nên người đạt đạo không đưa ra một chủ thuyết về chân lý. Cái quan trọng nhất không phải là một chủ trương về chân lý. Cho nên kẻ thành đạo không có nhu yếu thuyết giảng về chân lý, mà chỉ muốn cung cấp những phương pháp giúp người ta đi tới trên con đường chuyển hóa và tịnh hóa. Nghĩa là diệt trừ vô minh và phiền não. Chân lý không phải là một đối tượng có thể nắm bắt, cho nên người đạt đạo buông bỏ mọi sự nắm bắt và có tự do lớn. Không nắm bắt, bởi vì làm gì có đối tượng nắm bắt, đây là sự hình thành giáo lý vô nguyện, vô đắc, vô sở đắc sau này. Ta có thể thấy được sự khai thị này ở bài thi kệ thứ mười bảy.




Bài kệ 1
Nhân các niệm bỉ diệc tri 人 各 念 彼 亦 知   
Các dục thắng tuệ khả thuyết 各 欲 勝 慧 可 說
Hữu năng tri tận thị pháp 有 能 知 盡 是 法
Biến hành cầu mạc ngung giải 遍 行 求 莫 隅 解

Bài kệ 2
Thủ như thị tiện sanh biến 取 如 是 便 生 變
Si kế bỉ ngã thiện tuệ 癡 計 彼 我 善 慧
Chí thành ngôn vân vi đẳng 至 誠 言 云 為 等
Nhất thiết thị thiện ngôn thuyết 一 切 是 善 言 說

Bài kệ 3
Bất tri bỉ hữu pháp vô 不 知 彼 有 法 無
Minh vô tuệ tùy bỉ hiệt 冥 無 慧 隨 彼 黠
Minh nhất thiết thống viễn hiệt 冥 一 切 痛 遠 黠
Sở niệm hành tất bỉ hữu 所 念 行 悉 彼 有

Bài kệ 4
Tiên kế niệm khước hành thuyết 先 計 念 却 行 說
Tuệ dĩ tịnh ý thiện niệm 慧 已 淨 意 善 念
Thị tất bất vọng hiệt giảm 是 悉 不 望 黠 減
Tất sở niệm trước ý chỉ 悉 所 念 著 意 止

Bài kệ 5
Ngã bất cư thị tất thượng 我 不 据 是 悉 上
Ngu khả hành chuyển tướng khiên 愚 可 行 轉 相 牽
Tự kiến cẩn vị khả đế 自 見 謹 謂 可 諦
Tự kỷ si phục thọ bỉ 自 己 癡 復 受 彼

Bài kệ 6
Tự thuyết pháp độ vô cập 自 說 法 度 無 及
Dĩ tự không tham lai đạo 以 自 空 貪 來 盜
Dĩ bát minh chuyển tướng minh 已 八 冥 轉 相 冥
Học hà cố nhất bất đạo 學 何 故 一 不 道

Bài kệ 7
Nhất đế tận nhị hữu vô 一 諦 盡 二 有 無
Tri thị đế bất điên đảo 知 是 諦 不 顛 倒
Vị bất tận đế tùy ý 謂 不 盡 諦 隨 意
Dĩ cố học nhất bất thuyết 以 故 學 一 不 說

Bài kệ 8
Hà đế thị dư bất thuyết 何 諦 是 餘 不 說
Đương tín thùy tận dư thuyết 當 信 誰 盡 餘 說
Nhiêu dư đế đương hà tùng 饒 餘 諦 當 何 從
Tùng hà hữu sanh ý thức 從 何 有 生 意 識

Bài kệ 9
Thức vô dư hà thuyết dư 識 無 餘 何 說 餘
Tùng dị tưởng phân biệt trạch 從 異 想 分 別 擇
Nhãn sở kiến vi trước khả   眼 所 見 為 著 可
Thức nhược khi tận nhị Pháp 識 若 欺 盡 二 法

Bài kệ 10
Văn kiến giới tại ý hành 聞 見 戒 在 意 行
Trước dục hiệt biến tụng kiến 著 欲 黠 變 訟 見
Chỉ giáo kế quán hà tu 止 校 計 觀 何 羞
Thị dĩ si phục thọ bỉ 是 以 癡 復 授 彼

Bài kệ 11
Si hà tùng thụ dữ bỉ 癡 何 從 授 與 彼
Bỉ ỷ khả thiện hiệt ngã 彼 綺 可 善 黠 我
Tiện tự thự thiện thuyết dĩ 便 自 署 善 說 已
Hữu tụng bỉ tiện sanh oán 有 訟 彼 便 生 怨

Bài kệ 12
Kiên tà kiến vọng sư sự 堅 邪 見 望 師 事
Tà hiệt khốc mãn ỷ cụ 邪 黠 酷 滿 綺 具
Thường tự khủng ngữ bất đáo 常 自 恐 語 不 到
Ngã thường giới kiến thị tịch 我 常 戒 見 是 辟

Bài kệ 13
Kiến bỉ đế tà tàm tạng 見 彼 諦 邪 慚 藏
Bổn tự hữu tàm tạng hiệt 本 自 有 慚 藏 黠
Dĩ tất tri hiệt phân biệt 以 悉 知 黠 分 別
Si tất vô hợp hiệt hành 癡 悉 無 合 黠 行

Bài kệ 14
Thị vi đế trụ nãi thuyết 是 為 諦 住 乃 說
Tất khả tịnh tự sở Pháp 悉 可 淨 自 所 法
Như thị thủ tiện loạn biến 如 是 取 便 亂 變
Tự nhân duyên thống trước ô 自 因 緣 痛 著 污

Bài kệ 15
Tùng dị hành đắc giải tịnh 從 異 行 得 解 淨
Bỉ tuy tịnh bất chí tận 彼 雖 淨 不 至 盡
Thị dị học văn tọa an 是 異 學 聞 坐 安
Tự tham câu ngã kiên thịnh 自 貪 俱 我 堅 盛

Bài kệ 16
Tự kỷ thịnh kiên phòng tham 自 己 盛 堅 防 貪
Hữu hà si vi bỉ thuyết 有 何 癡 為 彼 說
Tuy giáo bỉ Pháp vị tịnh 雖 教 彼 法 未 淨
Sanh kế độ tự cao diệu 生 計 度 自 高 妙



Bài kệ 17
Đế trú thích tự tại tác 諦 住 釋 自 在 作
Tuy thượng thế diệc hữu loạn 雖 上 世 亦 有 亂
Khí nhất thiết sở tác niệm 棄 一 切 所 作 念
Diệu bất tác hữu sở tác 妙 不 作 有 所 作

_________________________

Source : LÀNG MAI

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

thơ nhã ca

thơ nhã ca


Từ Nhã Ca Mới
Tới Nhã Ca Thơ

Năm 1960, tại miền Nam Việt Nam, những bài thơ Nhã Ca thứ nhất xuất hiện lần đầu trên tạp chí Hiện Đại do Nguyên Sa chủ trương. Năm 1964, thơ được ấn hành thành sách Nhã Ca Mới, với Nguyên Sa đề tựa, Dương Nghiễm Mậu viết bạt, Nghiêu Đề vẽ bìa, Duy Thanh, Nguyễn Trung vẽ chân dung, Đằng Giao, Cù Nguyễn, Viên Linh vẽ phụ bản. Tập thơ được trao giải Thi Ca Toàn Quốc. Năm 1972, Thơ Nhã Ca in lần thứ hai tại Sàigòn, gồm thi tập đầu tay, thêm một số bài mới. Khi Cộng Sản chiếm miền Nam năm 1975, tác giả bị cầm tù, nhà cửa tan nát, sách vở bản thảo bị tịch thu. Cả hai tập thơ đều tuyệt bản.

Năm 1989, lần đầu tới Hoa Kỳ, Nhã Ca được tặng một cuốn sách nhỏ bó giây thung, sách bị mối mọt ăn ruỗng, không tờ nào dính tờ nào. Đó chính là tập thơ Nhã Ca Mới, bản in năm 1964.

Năm 1999, Nhã Ca Thơ được ấn hành lần đầu tiên tại Hoa Kỳ, ấn bản tưởng nhớ đến nhà thơ Nguyên Sa và họa sĩ Nghiêu Đề.

(Trích từ Nhã Ca Thơ, Vietbook, USA: 1999)

Những bài thơ được chọn dưới đây, trừ bài Tháng Giêng sáng tác năm 1990, có lẽ có thể đối chiếu với bài Khai Bút, Dặn Vợ, trong cột thơ Trần Dạ Từ ở số này, đều được sáng tác trong thập niên 1960-1970.



Bìa của Thơ Nhã Ca Mới (xuất bản năm 1964) bị mối mọt ăn.

Đi Trong Tuổi Nhỏ

Nàng đã đứng dậy, nàng đã đi
Gió biển mênh mông và nước mắt
Nước mắt tan trong thân thể nàng
Nàng ướt sũng
Và trí nhớ bốc hơi
Trời thì xanh và cao
Nàng thì bé bỏng
Biển xô nàng xuống

Trong khu vườn trẻ thơ của nàng
có một bầy ngựa
Khu vườn rộng, cẳng ngựa dài
Mỗi buổi chiều
Bầy ngựa nô giỡn cùng cô bé
Những buổi chiều không bao giờ tắt

Trong khu vườn trẻ thơ của nàng
có một người đàn bà
Người đàn bà điên và chiếc thanh la
Đi vòng quanh, đi vòng quanh
la hét cùng cô bé
Những tiếng la không bao giờ tắt

Trong khu vườn trẻ thơ của nàng
có mặt trời
Mặt trời và những chàng hiệp sĩ
Những đứa trẻ bụng to hơn đầu
Những người đàn ông đầu to hơn bụng
Và những người đàn bà tong teo
Ngậm kín như miệng hến những nụ cười nhẫn nhục
tất cả được mặt trời nuôi sống

Trong khu vườn trẻ thơ của nàng
có một con đường
Con đường trôi ra biển
Với hai hàng phi lao
Lặp lại những lời ru của mẹ
Hai hàng phi lao và những ghe cá mắm
Cá và mắm ngọt ngào như hơi thở
Đến bây giờ chưa nguôi

Trong khu vườn trẻ thơ của nàng
Có những con rắn con
trườn mình dưới chân ngựa
Và người đàn bà có đôi đũa
Khi đôi đũa giơ lên
Bầy ngựa lồng lộn quanh vườn và mất hút
Những con rắn kêu than
Ngựa hồng ôi ngựa hồng
Ngựa hồng ta đâu, ngựa hồng ta đâu
Chiếc thanh la gào hốt hoảng

Trong khu vườn trẻ thơ của nàng
có những con dã tràng
Những hòn sỏi trắng và cát vụn
Và rất nhiều những dấu chân bé bỏng
Những con ốc những con rù rì
Và rất nhiều hang hốc
trò chuyện mãi không thôi

Trong khu vườn trẻ thơ của nàng có tất cả
Tất cả những gì mọi người có thể nghĩ ra
Sự giáo dục buông thả thổi lớn cô bé

Bầy ngựa dạy nàng sự hung hãn
Người đàn bà điên dạy nàng những ảo tưởng
Con rắn dạy nàng sự khôn ngoan
Bầy dã tràng dạy nàng sự tan vỡ
Mặt trời dạy nàng sự nhẫn nhục
Và biển dạy cho nàng khóc lóc

Nàng đã đứng dậy, nàng đã đi
Đi hung hãn đi khôn ngoan đi tan vỡ
đi nhẫn nhục đi khóc lóc
đi trên con đường trôi ra biển

Nàng hỏi thăm bạn bè và biển dịu dàng
Biển dịu dàng trả lời bằng cơn bão mùa đông
Mùa đông ôi mùa đông
Mùa đông làm những bạn bè nàng trốn hết

Nàng đã đứng dậy nàng đã đi
Đi dần về cái chết.

——————————————————————————–

Tháng Giêng
Cỏ lười muốn ngủ vùi trong tuyết
Cây cành trơ trụi khoe xương
Ở Thụy Điển, tháng Tư mới xuân mà
Sao băng giá kéo đi đâu vội vã

Ô hay, vườn ta
Còn sớm sủa gì nữa
Trái oan khiên mới đó, xanh ròn
Muốn chín.
Anh rung cành, em hái trái
Cùng cắn ngập răng
Trái nghiệp chướng đắng nghét, hấp dẫn

Trúng độc rồi, phải không
Cùng tử thương
Chết nhé

Chết đâu có dễ, anh bảo
Còn bao nhiêu là việc
Đành chờ

Sống tiếp hả anh
Ôi môi lửa
Đêm tháng giêng xứ người
Ăn nốt trái oan đang chín đỏ.

——————————————————————————–

Vết Thẹo

Đứa trẻ gái ra đời mang vết thẹo cô đơn
Giữa thời không đói không no không mùi vị
Tôi sống tự do trong thân thể mình
Nghe vết thẹo lớn dần và mọc rễ

Tuổi ấu thơ rồi thoắt tuổi thành niên
Ôi đầu mình tay chân thời trẻ dại
Tôi lớn lên quen mùi vị ái tình
Bước một bước qua hết thời con gái

Đứa trẻ gái ra đời không ai tưởng
Tôi một mình trong vết thẹo thâm sâu
Thân thể rỗng lưu thông từng mảnh vụn
Vết sẹo đau thương lau sậy lút đầu

Không nói không nhìn không tất cả
Tôi mang tính tình mình trong suốt từng ấy năm
Từng ấy năm ngó đời như kẻ lạ
Cuộc chiến trong tôi tiếp diễn lạnh lùng.

——————————————————————————–

Tiếng Chuông Thiên Mụ

Tôi lớn lên bên này sông Hương
Con sông chẻ đời ra những vùng thương nhớ
Cây trái Kim Long, sắt thép cầu Bạch Hổ
Cửa từ bi vồn vã bước chân sông
Mặt nước xanh trong suốt tuổi thơ hồng
Tháp cổ chuông xưa sông hiền sóng mọn
Những đêm tối bao la những ngày tháng lớn
Những sáng chim chiều dế canh gà
Tiếng chuông buồn vui dợn thấu trong da
Người với chuông như chiều với tối

Tôi bỏ nhà ra đi năm mười chín tuổi
Đêm trước ngày đi nằm đợi tiếng chuông
Cuối cơn điên đầu giấc ngủ đau buồn
Tiếng chuông đến dịu dàng lay tôi dậy

Tiếng chuông đến và đi chỉ mình tôi thấy
Chỉ mình tôi nhìn thấy tiếng chuông tan
Tiếng chuông tan đều như hơi thở anh em
Tiếng chuông tan rời như lệ mẹ hiền
Tiếng chuông tan lâu như mưa ngoài phố
Tiếng chuông tan dài như đêm không ngủ
Tiếng chuông tan tành như tiếng vỡ trong tôi

Từ dạo xa chuông khôn lớn giữa đời
Đổi họ thay tên viết văn làm báo
Cơm áo dạy mồm ăn lơ nói láo
Của từ bi xưa mất dấu đứa con hư
Tháp cổ chuông xưa, sông nhỏ sương mù
Giòng nước cũ trong mắt nhìn ẩm đục
Con đường cũ trong hồn nghe cỏ mọc
Chuông cũ giờ đây bằn bặt trong da
Tuổi hồng sa chân chết đuối bao giờ
Ngày tháng cũ cầm bằng như nước lũ

Nhưng sao chiều nay bỗng bàng hoàng nhớ
Tiếng chuông xưa bừng sống lại trong tôi
Tiếng chuông xưa kìa tuổi dại ta ơi
Chuông òa vỡ trong tôi nghìn tiếng nói
Nhũng mảnh đồng đen như da đêm tối
Những mảnh đồng đen như tiếng cựa mình
Những mảnh đồng đen như máu phục sinh
Những mảnh đồng đen kề nhau bước tới

Tôi thức dậy rồi đây chuông ơi chuông hỡi
Tôi thức dậy đây tôi thức dậy rồi
Thức dậy thực sự rồi
Thức dậy cùng giông bão
Thức dậy cùng tan vỡ
Thức dậy cùng lịch sử

Mẹ hiền ơi thành phố cũ chiều nay
Có tiếng chuông nào rơi như lệ trên tay
Trên mặt nước trên mặt người mặt lộ
Cho con trở về đứng mê sảng ngó.

——————————————————————————–

Đàn Bà Là Mặt Trời

Vườn hoa nào cũng ở trước mặt chúng ta
Mùa xuân nào cũng nở cho ta những bông hồng
Hỡi các chị, chúng ta đều sáng như mặt trời
tinh khiết như bình minh
vì chúng ta làm ra ái tình
ra hoa lá và sự sống trên trái đất

Những người nam đã tán tỉnh chúng ta
và mỗi chúng ta
đã chọn cho lòng mình
một ông vua
trong những người nam đã gặp

Hỡi các chị đến gần tôi coi
Đến gần tôi và cùng rực rỡ
Chúng ta đã tạo nhiều thiên đường
đã tạo nhiều vị vua
Bởi chúng ta đẹp đẽ và xinh tươi
Vì những ham muốn đã tắm rửa chúng ta
Xui chúng ta nóng bỏng như lửa
Và lửa từ mặt trời
thúc dục ta rực rỡ

Chị có đôi mắt sâu như giếng nước phương Nam
Chị có tóc mun đen như giòng sông đêm Ai Cập
Chị có lòng nồng nàn, dữ dội như biển đông
Chị có ái tình ngọt như mật ong
Tôi sẽ tới van xin các chị
nài nỉ cho tôi mượn tất cả
để tôi khoe với chàng
đem tới cho chàng
dâng hiến chàng
để chàng nâng niu
coi tôi như công chúa

Người đàn bà nào cũng đẹp
Mùa xuân và hoa hồng đều nở vì chúng ta
Chúng ta ban phát ái tình
Cho thiên đàng của chúng ta tươi tốt mãi
Chúng ta mua từ núi cao
những màu xanh rất non
mua từ rừng
những lá cây rất vàng
mua từ đất
những giếng nước rất ngọt
và từ biển
trân châu cùng ngọc bích
để trang điểm cho chúng ta đẹp đẽ
Chúng ta góp sông biển núi đồi trên thân thể
và rừng trong tóc
Tôi sẽ hỏi mượn các chị
mọi thứ xinh đẹp và nóng bỏng
tôi sẽ gõ các cánh cửa im lặng thật nhẹ
để chàng kinh hoàng nhận ra tôi

Tôi sẽ làm rụng những giọt sương
đang lóng lánh trong hồn chàng
những giọt sương sẽ rụng và làm nên hài nhi
cùng sự sống
cho thiên đàng của chúng ta đông đúc và vui tươi

Tôi sẽ là mặt trời trong lòng chàng
Buổi mai nào cũng lộng lẫy rực rỡ
Tôi sẽ mát như trăng nhưng cũng nóng hơn lửa
hơn cát ở sa mạc
hơn cả cơn giận của trận hồng thủy trong thánh kinh
Bởi tôi là đàn bà
người đàn bà nào cũng xinh đẹp
cũng làm ra sự sống

Hỡi các chị chúng ta nối tiếp nhau đẹp mãi
Để những bóng hoa của mùa xuân
phải quanh quẩn chiêm ngưỡng
Hỡi các chị hãy đến đây và làm điên đảo
sự quay cuồng vui thú của trái đất

Chúng ta luôn luôn xinh đẹp và ở trên cao
Các chị có đôi vú ngọc bích
Có da sữa, tóc dài
Có má hiền, môi mật
Đừng để những kẻ đi săn lạc đường
Hãy dẫn dắt và tội nghiệp họ
Hãy hung dữ với họ như sư tử
Hãy dịu dàng với họ như nai
Để họ quay như trái đất quanh mặt trời
là chúng ta, mãi mãi
Và chúng ta cho họ đủ ngày đêm sáng tối
Tôi sẽ lùa bóng tối thật đầy vào đêm của chàng
nhũng ánh sáng nóng bỏng cho ngày của chàng

Chúng ta là những người nữ xinh đẹp
Xinh đẹp hơn mọi loài trên trái đất
Chúng ta có lòng ghen mạnh như bão
Chúng ta có sự tinh khiết trong như trăng
Chúng ta có thịt da, có núi, có rừng
Chúng ta đỏ như mặt trời
đen như đêm
và vàng như lửa

Tôi cũng có một ông vua cho ái tình tôi
Tôi đã chọn chàng
để sự sống tràn trên trái đất
Tôi sẽ đi góp nhặt từ mặt trời
từ phương đông, phương tây,
từ những buổi sớm mai
những sữa, kem và mật để làm nên rượu ngọt
để pha hương thơm lên thân thể mãi mãi
trên da thịt tôi mà chàng yêu dấu

Cám ơn Thương Đế đã cho tôi đôi vú
cho tôi da mịn và tóc dài
cho tôi rực rỡ như mặt trời
Để tôi làm ra ái tình và rượu ngọt
tràn trên trái đất

Hỡi các chị hãy đến nhìn tôi coi
Hỡi các chị vô cùng khả ái và xinh tươi
Hãy đến nhìn tôi coi
Tôi đang đỏ, đang đen
đang làm ra nước làm ra lửa.

——————————————————————————–

Đêm 64

Một đêm tối mở mắt trên nền trời
Không còn tiếng động nào ngoài tiếng ì ầm
trong lòng dân phố
Không một tiếng động nào trong chúng tôi
Trong đám đông đen như đêm đồng lõa

Đêm thì dầy và mượt như nhung
Đất thì tối và sần như núi
Đám đông thì đen và dài như sông
Tôi thì trơn và trườn như rắn

Không phải ghế nào trong công viên
cũng có người
Những người ngồi trên đó
Không nói không ngủ và không ăn

Tất cả thở trong đêm nhừ tử
Thở trong đêm và thở trong tôi
Thở trong lịch sử

Ôi Việt Nam Việt Nam
Sao thức hoài không ngủ.

——————————————————————————–

Một Cảnh Cúp Điện

Hòn bi lăn trên đá hoa xanh
quả bong bóng nhẩy cỡn
dưới gầm bàn con búp bê cụt tay
dương mắt nhìn
một chú kiến lạnh lùng đang bò tới.

Ăn thua gì tôi, cớ chi tôi ngó mãi
ngọn điện tắt.

Thôi hãy thắp một cây nến
Một cây nến trên bàn
Cây nến lúc lắc cháy và nghe
nghe rồi sợ hãi tắt

Gió thả cửa xóa căn phòng mênh mông
và bây giờ chỉ còn
Con thạch sùng đang đắc thắng chắc lưỡi.

——————————————————————————–

Vết Chân Con

Tôi bây giờ đứng thu thân
Sống cam phận nhỏ chia phần an vui
Cây mang nặng vết thương người
Phố xưa tiếng động đã vùi lấp anh
Cổng rào nhỏ dấu chim xanh
Nỗi bi thương cũ xin dành phút giây
Vết chân con lẫn bóng ngày
Lá bi quan thoắt rơi đầy tuổi thơ.

——————————————————————————–

Lời Dỗ Cho Con

Những ánh nến sáng lên rồi vụt tắt
con nằm yên và ngủ nghìn năm
ngủ trong nôi đời và trong mái đất
nhà của con dun dế đến trông nom

Mặt trời sẽ tới thăm con buổi sáng
dỗ dành con và tắm gội cho con
trên mộ đá nở một loài hoa đỏ
nâng mưa sương và ủ nắng vàng

Và đêm tối, bầy dế sẽ dẫn con đi dạo
bầy đom đóm thắp đèn cho con soi đường
mùa hạ có ve sầu hòa nhạc
mùa thu có biết bao tơ trời để thả diều
biết bao lá vàng để làm thuyền
còn đất ôm con, âu yếm con luôn luôn
đất sẽ tắm rửa cho con bằng nước mắt
cùng bài ca của mẹ chưa kịp ru con ngủ

Gió sẽ mang đi rất xa
ván rồi cũng mục
nhưng con không bao giờ lớn
cũng không bao giờ già

Con có ngày có đêm
Con vĩnh cửu như đất.

nhã ca
♦ 30.06.2007


Source : damau.org ♦ tạp chí văn chương Da Màu ♦

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

Trần Ngọc Cư - “Thoảng bay theo gió” của Bob Dylan...

Nghệ thuậtÂm nhạc

Trần Ngọc Cư
“Thoảng bay theo gió” của Bob Dylan - Bài hát dành cho giới cầm quyền vô cảm

Bob Dylan sinh năm 1941, mang tên Robert Zimmerman. Xuất thân từ một địa phương khiêm tốn, thị trấn Duluth thuộc bang Minnesota, Bob Dylan bắt đầu hành trình âm nhạc của mình bằng cách chơi guitar và harmonica ở các quán cà phê và các hội quán khác chung quanh khu học xá cuả đại học Minnesota. Tài nghệ “cây nhà lá vườn” của ông có kẻ khen, người chê. Nhưng nếu ông chỉ nấn ná ở một góc quê hương mà không gặp nhạc sĩ dân ca nổi tiếng Woody Guthrie ở New York thì chắc đời ông cũng chỉ kết thúc âm thầm và đơn độc như bao nhiêu người xuất thân nơi sinh quán của ông.

Vào thập niên 1960 Bob Dylan là thần tượng nhạc rock-dân-ca và là tác giả của bài hát phản kháng nổi tiếng của thời đại, “Blowin’ in the Wind". Ông đi theo truyền thống của những người viết nhạc phản kháng khác, tức là qua lời ca tiếng hát tìm cách đánh thức lương tâm của giới quyền lực và kêu đòi chấm dứt những tình trạng bất công và bất nhân trong xã hội. Cùng với Joan Baez và các nhạc sĩ dân ca nổi tiếng đương thời, tiếng hát của ông cổ vũ cho Phong trào tranh đấu đòi dân quyền và phản đối Chiến tranh Việt Nam.

Sau bốn mươi năm được hàng chục triệu người nghe khắp thế giới, ca từ của “Blowin’ in the Wind" vẫn còn rất đương đại, bởi vì chính trong Thời đại Thông tin này vẫn còn những giới thống trị tiếp tục thờ ơ vô cảm trước đau thương của đồng loại.

Cũng như ca từ của Trịnh Công Sơn, ca từ của Bob Dylan chứa đựng nhiều thi ảnh (poetic images), hay nói thế khác, có nhiều chất thơ. Người ta không thể phủ nhận rằng ca từ của nhiều bài hát cũng chính là thơ và có thể đây là dạng thức thi ca phù hợp nhất trong Thời đại Thông tin này. Một phần nhờ âm nhạc trợ lực, một phần vì chủ đích của người viết ca từ là trực tiếp tác động cảm thức của người nghe, nên thơ trong ca từ luôn luôn có tham vọng nhắm vào đại chúng. Thơ không chỉ sống bằng “con chữ”, mà tồn tại được cũng nhờ “con âm”, nói theo nhà thơ Dương Tường. Ca từ không đòi hỏi người nghe phải động não để giải mã các biểu tượng như họ gặp phải khi đọc các bài thơ theo chủ nghĩa hiện đại (modernism).

Blowin' in The Wind
(Thoảng bay theo gió, bản dịch của Trần Ngọc Cư)

How many roads must a man walk down
Before you call him a man?
How many seas must a white dove sail
Before she sleeps in the sand?
Yes, 'n' how many times must the cannon balls fly
Before they're forever banned?
The answer, my friend, is blowin' in the wind,
The answer is blowin' in the wind.

Bao nhiêu nẻo đường một kẻ ngược xuôi
Trước khi bạn mới gọi nó là người?
Bao nhiêu biển khơi bồ câu sải cánh
Trước khi về nằm trong cát ngủ vùi?
Phải bao nhiêu lần tên bay đạn bắn
Trước khi vũ khí bị cấm đời đời?
Lời đáp, bạn ơi, thoảng bay theo gió,
Câu trả lời đà theo gió thoảng bay.

Yes, 'n' how many years can a mountain exist
Before it's washed to the sea?
Yes, 'n' how many years can some people exist
Before they're allowed to be free?
Yes, 'n' how many times can a man turn his head,
Pretending he just doesn't see?
The answer, my friend, is blowin' in the wind,
The answer is blowin' in the wind.

Phải bao nhiêu năm hòn núi ù lì
Trước khi núi kia bị trôi xuống biển?
Phải bao nhiêu năm người ta hiện diện
Trước khi được làm những kẻ tự do?
Biết bao nhiêu lần một người ngoảnh mặt
Giả vờ như là không thấy không nghe?
Lời đáp, bạn ơi, thoảng bay theo gió,
Câu trả lời đà theo gió thoảng bay.

Yes, 'n' how many times must a man look up
Before he can see the sky?
Yes, 'n' how many ears must one man have
Before he can hear people cry?
Yes, 'n' how many deaths will it take till he knows
That too many people have died?
The answer, my friend, is blowin' in the wind,
The answer is blowin' in the wind.

Phải bao nhiêu lần một kẻ ngó lên
Mới nhìn thấy ra bầu trời xanh thắm?
Bao nhiêu lỗ tai một người phải sắm
Mới nghe được là có tiếng kêu than?
Bao nhiêu mạng người phải chịu thác oan
Hắn mới hiểu ra quá nhiều người chết?
Lời đáp, bạn ơi, thoảng bay theo gió,
Câu trả lời đà theo gió thoảng bay.


TNC -8/2007
Source : Talawas

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

Liu Xiaobo - I Have No Enemies: My Final Statement

The Nobel Peace Prize 2010
Liu Xiaobo


I Have No Enemies: My Final Statement

Apell (Oslo, 10. desember, 2010)

[TRANSLATION BY HRIC*]

In the course of my life, for more than half a century, June 1989 was the major turning point. Up to that point, I was a member of the first class to enter university when college entrance examinations were reinstated following the Cultural Revolution (Class of ‘'77). From BA to MA and on to PhD, my academic career was all smooth sailing. Upon receiving my degrees, I stayed on to teach at Beijing NormalUniversity. As a teacher, I was well received by the students. At the same time, I was a public intellectual, writing articles and books that created quite a stir during the 1980s, frequently receiving invitations to give talks around the country, and going abroad as a visiting scholar upon invitation from Europe and America. What I demanded of myself was this: whether as a person or as a writer, I would lead a life of honesty, responsibility, and dignity. After that, because I had returned from the U.S. to take part in the 1989 Movement, I was thrown into prison for "the crime of counter﷓revolutionary propaganda and incitement." I also lost my beloved lectern and could no longer publish essays or give talks in China. Merely for publishing different political views and taking part in a peaceful democracy movement, a teacher lost his lectern, a writer lost his right to publish, and a public intellectual lost the opportunity to give talks publicly. This is a tragedy, both for me personally and for a China that has already seen thirty years of Reform and Opening Up.
When I think about it, my most dramatic experiences after June Fourth have been, surprisingly, associated with courts: My two opportunities to address the public have both been provided by trial sessions at the Beijing Municipal Intermediate People's Court, once in January 1991, and again today. Although the crimes I have been charged with on the
Twenty years have passed, but the ghosts of June Fourth have not yet been laid to rest. Upon release from Qincheng Prison in 1991, I, who had been led onto the path of political dissent by the psychological chains of June Fourth, lost the right to speak publicly in my own country and could only speak through the foreign media. Because of this, I was subjected to year﷓round monitoring, kept under residential surveillance (May 1995 to January 1996) and sent to Reeducation﷓Through﷓Labor (October 1996 to October 1999). And now I have been once again shoved into the dock by the enemy mentality of the regime. But I still want to say to this regime, which is depriving me of my freedom, that I stand by the convictions I expressed in my "June Second Hunger Strike Declaration" twenty years ago ﷓ I have no enemies and no hatred. None of the police who monitored, arrested, and interrogated me, none of the prosecutors who indicted me, and none of the judges who judged me are my enemies. Although there is no way I can accept your monitoring, arrests, indictments, and verdicts, I respect your professions and your integrity, including those of the two prosecutors, Zhang Rongge and Pan Xueqing, who are now bringing charges against me on behalf of the prosecution. During interrogation on December 3, I could sense your respect and your good faith.
Hatred can rot away at a person's intelligence and conscience. Enemy mentality will poison the spirit of a nation, incite cruel mortal struggles, destroy a society's tolerance and humanity, and hinder a nation's progress toward freedom and democracy. That is why I hope to be able to transcend my personal experiences as i look upon our nation's development and social change, to counter the regime's hostility with utmost goodwill, and to dispel hatred with love.
Everyone knows that it was Reform and Opening Up that brought about our country's development and social change. In my view, Reform and Opening Up began with the abandonment of the "using class struggle as guiding principle" government policy of the Mao era and, in its place, a commitment to economic development and social harmony. The process of abandoning the "philosophy of struggle" was also a process of gradual weakening of the enemy mentality and elimination of the psychology of hatred, and a process of squeezing out the "wolf's milk" that had seeped into human nature. It was this process that provided a relaxed climate, at home and abroad, for Reform and Opening Up, gentle and humane grounds for restoring mutual affection among people and peaceful coexistence among those with different interests and values, thereby providing encouragement in keeping with humanity for the bursting forth of creativity and the restoration of compassion among our countrymen. One could say that relinquishing the "anti﷓imperialist and anti﷓revisionist" stance in foreign relations and "class struggle" at home has been the basic premise that has enabled Reform and Opening Up to continue to this very day. The market trend in the economy, the diversification of culture, and the gradual shift in social order toward the rule of law have all benefitted from the weakening of the “enemy mentality." Even in the political arena, where progress is slowest, the weakening of the enemy mentality has led to an ever﷓growing tolerance for social pluralism on the part of the regime and substantial decrease in the force of persecution of political dissidents, and the official designation of the 1989 Movement has also been changed from "turmoil and riot" to "political disturbance." The weakening of the enemy mentality has paved the way for the regime to gradually accept the universality of human rights. In [1997 and] 1998 the Chinese government made a commitment to sign two major United Nations international human rights covenants, signaling China's acceptance of universal human rights standards. In 2004, the National People's Congress (NPC) amended the Constitution, writing into the Constitution for the first time that "the state respects and guarantees human rights," signaling that human rights have already become one of the fundamental principles of China's rule of law. At the same time, the current regime puts forth the ideas of “putting people first" and "Creating a harmonious society," signaling progress in the CPC's concept of rule.
I have also been able to feel this progress on the macro level through my own personal experience since my arrest.
Although I continue to maintain that I am innocent and that the charges against me are unconstitutional, during the one plus year since I have lost my freedom, I have been locked up at two different locations and gone through four pretrial police interrogators, three prosecutors, and two judges, but in handling my case, they have not been disrespectful, overstepped time limitations, or tried to force a confession. Their manner has been moderate and reasonable; moreover, they have often shown goodwill. On June 23, I was moved from a location where I was kept under residential surveillance to the Beijing Municipal Public Security Bureau's No. 1 Detention Center, known as "Beikan." During my six months at Beikan, I saw improvements in prison management.
In 1996, I spent time at the old Beikan (located at Banbuqiao). Compared to the old Beikan of more than a decade ago, the present Beikan is a huge improvement, both in terms of the "hardware" ﷓ the facilities ﷓ and the "software" ﷓ the management. In particular, the humane management pioneered by the new Beikan, based on respect for the rights an integrity of detainees, has brought flexible management to bear on every aspect of the behavior of the correctional staff, and has found expression in the "comforting broadcasts," Repentancemagazine, and music before meals, on waking and at bedtime. This style of management allows detainees to experience a sense of dignity and warmth, and stirs their consciousness in maintaining prison order and opposing the bullies among inmates. Not only has it provided a humane living environment for detainees, it has also greatly improved the environment for their litigation to take place and their state of mind. I've had close contact with correctional officer Liu Zheng, who has been in charge of me in my cell, and his respect and care for detainees could be seen in every detail of his work, permeating his every word and deed, and giving one a warm feeling. It was perhaps my good fortune to have gotten to know this sincere, honest, conscientious, and kind correctional officer during my time at Beikan.
It is precisely because of such convictions and personal experience that I firmly believe that China's political progress will not stop, and I, filled with optimism, look forward to the advent of a future free China. For there is no force that can put an end to the human quest for freedom, and China will in the end become.a nation ruled by law, where human rights reign supreme. I also hope that this sort of progress can be reflected in this trial as I await the impartial ruling of the
collegial bench ﷓ a ruling that will withstand the test of history.
If I may be permitted to say so, the most fortunate experience of these past twenty years has been the selfless love I have received from my wife, Liu Xia. She could not be present as an observer in court today, but I still want to say to you, my dear, that I firmly believe your love for me will remain the same as it has always been. Throughout all these years that I have lived without freedom, our love was full of bitterness imposed by outside circumstances, but as I savor its aftertaste, it remains boundless. I am serving my sentence in a tangible prison, while you wait in the intangible prison of the heart. Your love is the sunlight that leaps over high walls and penetrates the iron bars of my prison window, stroking every inch of my skin, warming every cell of my body, allowing me to always keep peace, openness, and brightness in my heart, and filling every minute of my time in prison with meaning. My love for you, on the other hand, is so full of remorse and regret that it at times makes me stagger under its weight. I am an insensate stone in the wilderness, whipped by fierce wind and torrential rain, so cold that no one dares touch me. But my love is solid and sharp, capable of piercing through any obstacle. Even if I were crushed into powder, I would still use my ashes to embrace you.
My dear, with your love I can calmly face my impending trial, having no regrets about the choices I've made and optimistically awaiting tomorrow. I look forward to [the day] when my country is a land with freedom of expression, where the speech of every citizen will be treated equally well; where different values, ideas, beliefs, and political views ... can both compete with each other and peacefully coexist; where both majority and minority views will be equally guaranteed, and where the political views that differ from those currently in power, in particular, will be fully respected and protected; where all political views will spread out under the sun for people to choose from, where every citizen can state political views without fear, and where no one can under any circumstances suffer political persecution for voicing divergent political views. I hope that I will be the last victim of China's endless literary inquisitions and that from now on no one will be incriminated because of speech.
Freedom of expression is the foundation of human rights, the source of humanity, and the mother of truth. To strangle freedom of speech is to trample on human rights, stifle humanity, and suppress truth.
In order to exercise the right to freedom of speech conferred by the Constitution, one should fulfill the social responsibility of a Chinese citizen. There is nothing criminal in anything I have done. [But] if charges are brought against me because of this, I have no complaints.
Thank you, everyone.

Translator's Notes
Based on a translation by J. Latourelle.

Copyright © The Nobel Foundation 2010