Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2010

Trần Chung Ngọc : Bản chất của chính sách Ky-tô giáo "hóa" Châu Á ....

Bản chất của chính sách Ky-tô giáo "hóa" Châu Á của Vatican và hướng phát triển đạo Phật trong thế kỷ 21[1]
Giáo sư Trần Chung Ngọc

nctran@juno.com

--------------------------------------------------------------------------------

ĐPNN : Xin giáo sư cho quý độc giả Đạo Phật Ngày Nay biết con đường đến với đạo Phật của giáo sư: cơ duyên và mục đích?

TCN: Tôi đến với đạo Phật, một phần do ảnh hưởng gia đình, một phần do sự tìm hiểu bản thân. Thuở nhỏ, nhà tôi ở ngay trước cửa Chùa Chân Tiên, phố Lê Lợi (bây giờ là Bà Triệu), Hà Nội. Mẹ tôi xin cho tôi sang Chùa học chữ Hán với Sư Ông trụ trì. Chữ Thầy trả lại Thầy, tôi chỉ còn nhớ có bài Tán Phật: "A Di Đà Phật thân kim sắc ….". Ba tôi mất sớm, gia đình tôi di cư vào Nam năm 1954. Mẹ tôi tối nào cũng niệm Phật nhưng không bao giờ bắt tôi đọc kinh hay niệm Phật. Chị tôi chủ nhật nào cũng đi Chùa nghe các Thầy giảng Phật Pháp, nhưng không bao giờ bắt tôi đi cùng. Do đó, "Phật sự" của tôi, cho đến tuổi trưởng thành, chỉ là theo mẹ và chị đến chùa lễ Phật một năm vài lần: lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, và ba ngày Tết. Dù tôi đã quy y Tam Bảo cách đây 40 năm, với Thầy Tuệ Đăng, Chùa Văn Thánh, Thị Nghè, nhưng có thể nói, cho tới 1975, Kinh điển Phật Giáo đối với tôi hoàn toàn xa lạ. Thật là xấu hổ, mang danh là một Phật tử mà chẳng biết gì về Phật Giáo.

Nhưng có lẽ hạt giống Phật Giáo đã có sẵn trong người, chỉ cần hội đủ cơ duyên là nảy mầm, phát triển. Cho nên, năm 1975, sau khi định cư tại Hoa Kỳ, cuốn sách đầu tiên đưa tôi "trở lại" đạo Phật là cuốn "The Essence of Buddhism" của John Walters. Cuốn sách nhỏ này, vào khoảng 150 trang, rất đặc biệt, vì đó là tác phẩm của một người trưởng thành trong truyền thống Ki Tô, được nhồi sọ Phật Giáo là một tôn giáo yếm thế, vô vọng, một dạng sơ khai của chủ thuyết hiện sinh v..v.., và tin rằng Ki Tô Giáo là tôn giáo duy nhất có ích cho nhân loại. Nhưng sau một chuyến du hành Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, ông ta đã thấy thực chất của Phật Giáo, hoàn toàn không như những điều ông đã được nhồi vào đầu từ khi còn nhỏ. Ông bèn suy nghĩ lại, tìm hiểu lịch sử và so sánh Ki Tô Giáo với Phật Giáo. Ông nghĩ tới "những sai lầm và tội ác của những Giáo hội Ki Tô và những giới chức lãnh đạo trong quá khứ" (the blunders and crimes of the churches and their leaders in past ages), những lễ tiết trong Ki Tô Giáo mà ông cho là có tính cách "mê tín tàn bạo" (sadistic superstition) và so sánh với "một trong những sự vinh quang nhất của Phật Giáo là tinh thần khoan nhượng" (one of the greatest glories of Buddhism is its tolerance).

Cuốn sách này giúp tôi có một kiến thức căn bản về cuộc đời Đức Phật, những giáo lý chính yếu của Phật Giáo, đạo đức và sinh hoạt của đoàn thể Tăng Già, nghĩa là về Tam Bảo. Chính những hiểu biết căn bản về Tam Bảo này đã làm cho tôi vô cùng hâm mộ Phật Giáo và từ đó, tìm hiểu thêm về Phật Giáo.

Tôi tìm đọc những tác phẩm viết về Phật Giáo của Dwight Goddard, Paul Carus, Rhys Davids, Theodore Stcherbatsky, Christmas Humphreys, Edward Conze, Charles Luk, John Blofeld, Sangharakshita, D.T. Suzuki, Thomas Cleary (vào thập niên 70, sách viết về Phật Giáo không nhiều như bây giờ, chỉ có những tác giả trên là được nhiều người biết tới), và của Thích Thiện Hoa, Thích Thiên A⮬ Thích Nhất Hạnh, Thích Đức Nhuận v..v.. để mở mang thêm kiến thức về Phật Giáo, và sau cùng mới đi vào các Kinh Luận Phật Giáo. Kinh Luận Phật Giáo quả là một sự thách đố trí thức, càng đi sâu vào trong đó tôi càng thấy chân trời của tôi mở rộng, càng thấy những tư tưởng Phật Giáo quả là siêu việt, vượt thời gian và không gian. Nhưng chính cái dụng của Phật Giáo mới là những phép lạ biến cải con người, nhưng đây không phải là chỗ để đi vào chủ đề này.



ĐPNN: Là một vị giáo sư tiến sĩ về ngành vật lý hiện đại (hay nguyên tử học?) chắc hẳn giáo sư có nghiên cứu nhiều về tính chất khoa học trong lời dạy của đức Phật. Xin giáo sư cho biết tính tương thích của đạo Phật trong khoa học và hơn hết, sự giới hạn của khoa học so với đạo Phật trong phương diện phục vụ nhân sinh.

TCN: Thật là khó trả lời, vì Phật Giáo là một chủ đề vĩ đại, vô cùng vĩ đại, với một rừng Kinh Sách, Giáo lý và Triết Lý trong ba Tạng Kinh, Luật, Luận. Hiếm có người có thể tự nhận là đã thông suốt Kinh điển Phật Giáo. Mặt khác, khoa học cũng là một chủ đề rộng lớn, quá rộng lớn, và tôi tin rằng không một người nào dám nói là mình đã biết hết về khoa học. Nhưng đại cương thì chúng ta thấy rằng giữa nhiều bộ môn trong khoa học và Phật Giáo có nhiều điều tương hợp. Tôi rất tiếc tôi không đủ văn tài để thâu tóm tính tương thích của Phật Giáo trong khoa học bằng vài câu ngắn ngủi. Tôi đã viết một số bài với những chủ đề như: Những Đặc Tính Khoa Học Trong Phật Giáo, Phật Giáo Và Vũ Trụ Học, Phật Giáo Và Cuộc Cách Mạng Khoa Học, Phật Giáo Và Khuôn Mẫu Toàn Ký Trong Khoa Học, Câu Chuyện "Big Bang", Phật Giáo Và Thuyết Tương Đối v..v.. trình bày những khía cạnh tương thích khác nhau của Đạo Phật và Khoa Học. Trong nhiều trường hợp, Phật Giáo đã đi xa hơn và đi trước Khoa Học rất nhiều. Ở đây, tôi chỉ xin nhắc tới ba nhận định về Phật Giáo của ba nhân vật có tên tuổi trong giới khoa học. Xuyên qua kinh điển Phật Giáo, chúng ta có thể chứng minh những nhận định này là đúng.

1. Albert Einstein, cha đẻ của thuyết tương đối, đã phát biểu như sau:

"Nếu có một tôn giáo nào thích nghi với những nhu cầu của khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo. Phật Giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật Giáo không cần từ bỏ những quan điểm của mình để chấp nhận khoa học, bởi vì Phật Giáo bao gồm khoa học, đồng thời cũng vượt qua khoa học. Phật Giáo là một chiếc cầu nối liền tôn giáo và những tư tưởng khoa học. Chiếc cầu Phật Giáo đã kích thích con người khám phá ra những tiềm năng lớn lao nằm sâu kín trong chính con người và trong môi trường sống chung quanh. Phật Giáo siêu việt thời gian và mãi mãi có giá trị."

Chúng ta nên để ý, phần chữ đậm ở trên đã nói lên sự khác biệt giữa Phật Giáo và Ki Tô Giáo. Nền Thần học Ki Tô Giáo đã phải thay đổi rất nhiều, sửa sai gượng gạo những "lời mạc khải không thể sai lầm của Thần Ki Tô" trong Thánh Kinh cho phù hợp với sự tiến bộ trí thức của nhân loại.

2. Bertrand Russell, một triết gia và cũng là một nhà toán học nổi tiếng không kém Einstein, người được giải Nobel về Triết học, đã phát biểu như sau về Phật Giáo:

"Phật Giáo là một tổ hợp của triết lý suy đoán và triết lý khoa học. Phật giáo ủng hộ phương pháp khoa học và theo phương pháp này để tới một cứu cánh có thể gọi là thuần lý…Phật giáo còn đi xa hơn khoa học vì khoa học bị giới hạn của những dụng cụ vật lý."

3. Tiến sĩ Graham Howe, một bác sĩ nổi tiếng của Anh quốc, chuyên ngành trị liệu các bệnh tâm thần, đã nhận định như sau:

"Đọc một chút về Phật Giáo ta cũng có thể nhận thức được rằng: từ 2500 năm trước, Phật giáo đã biết những vấn đề hiện đại về tâm lý nhiều hơn là chúng ta thường biết tới. Phật Giáo nghiên cứu những vấn đề này từ lâu và cũng đã tìm ra phương thức giải quyết chúng. Ngày nay chúng ta chỉ khám phá lại trí tuệ thông thái cổ xưa của Đông phương."

Khoa Học và Phật Giáo phục vụ nhân sinh trên hai bình diện khác nhau. Đại cương thì đối tượng của khoa học là tìm hiểu những quy luật thiên nhiên, tăng gia toàn bộ kiến thức của nhân loại, và về phương diện vật chất, cải tiến qua những phát minh để cho đời sống con người thoải mái hơn. Nhưng khoa học, dù có làm bớt đi phần nào những đau khổ vật chất của con người, hầu như không có cách nào giải quyết được những dằn vặt, đau khổ tinh thần của con người. Trong những xã hội tiến bộ nhất về khoa học lại có nhiều người mắc bệnh tâm thần nhất. Đạo lý Ki Tô làm chủ lực tinh thần và đạo đức ở AⵠMỹ nhưng chính tại các quốc gia dư giả về vật chất này lại sinh ra những tệ đoan xã hội nhiều nhất: trộm cướp, giết người, ma túy, ly dị, con giết cha mẹ, cha mẹ giết con, loạn luân, linh mục đồng giống luyến ái, cưỡng dâm trẻ phụ tế và nữ tín đồ vị thành niên v..v.., tất cả đều chiếm giải quán quân. Trong khi đó, trong các nước Phật Giáo, tuy nghèo khó, nhưng vấn đề lành mạnh xã hội thực sự vượt xa các nước tân tiến Tây phương. Chừng đó cũng để cho chúng ta thấy ảnh hưởng của Phật Giáo trên con đường phục vụ nhân sinh như thế nào. Ngày nay, nhiều phương pháp tu tập, hành trì trong Phật Giáo đã giúp cho rất nhiều người trong những xã hội Tây phương ổn định những vấn nạn tâm linh của họ.



ĐPNN: Trong nhiều sách vở và các nghiên cứu chuyên đề của giáo sư, giáo sư đã dày công vạch ra nhiều mặt trái và tiêu cực của Ky-tô giáo từ giáo nghĩa đến thực hành. Xin giáo sư cho biết cảm nghĩ của mình khi chọn viết các chủ đề "nóng" này?

TCN: Tôi không nghĩ những chủ đề tôi viết là chủ đề "nóng". Tôi chỉ hâm nóng những chủ đề mà bản chất của chúng không nóng không lạnh, nhưng người ta cố tình "làm nguội đi" với chủ đích bưng bít, che dấu sự thực. Qua những thời đại lý trí, thời đại khai sáng, thời đại phân tích v..v.. trí tuệ con người đã tiến bộ rất nhiều. Do đó, những điều hoang đường, huyễn hoặc, vô lý, phản khoa học, phi lý trí v..v.. không còn hấp dẫn và lừa dối được giới hiểu biết. Về vấn đề Ki Tô Giáo, Tây phương đã thoát ra khỏi cảnh tăm tối của thời Trung Cổ. Cho nên ngày nay, trong thế giới Tây phương, chúng ta thấy tràn ngập những tài liệu khảo cứu về mọi khía cạnh của Ki Tô Giáo nói chung, Gia Tô Giáo nói riêng, và chúng không tạo ra bất cứ vấn đề nào trong những xã hội mà Ki Tô Giáo là tôn giáo chính. Những bài tôi viết chỉ là một phần rất nhỏ trích từ những tài liệu này. Có lý do nào để cho người dân Việt Nam, trong đó có chưa tới 10% theo Ki Tô Giáo, phần lớn là tín đồ Gia Tô Giáo, không được quyền biết tới những tài liệu nghiên cứu nghiêm chỉnh của những bậc lãnh đạo Ki Tô Giáo, của các học giả và chuyên gia về vấn đề tôn giáo trong các đại học? Tôi nghĩ các tín đồ Gia Tô Việt Nam cần phải biết sự thực về tôn giáo của họ để thanh tẩy (purify) đức tin của họ. Tôi cũng nghĩ những người ngoại đạo, nhất là những Phật tử, cần phải biết rõ về Gia Tô Giáo để tránh những quyết định hấp tấp trước những lời hứa hẹn vô trách nhiệm nhưng lại có sức cám dỗ mạnh đối với những người có đầu óc yếu kém. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, con người một khi cho chân vào cái rọ Gia Tô rồi thì khó rút ra lắm, vì chính sách nhồi sọ của Gia Tô Giáo rất là tinh vi, với đầy đủ phương tiện. Tôi cho rằng, muốn tránh mọi cực đoan, dân trí cần phải được mở mang, và, đối diện với sự thật và chấp nhận sự thật là điều kiện cần và đủ để đi tới sự hòa hợp trong đại khối dân tộc.



ĐPNN: Gần đây, giáo hoàng John Paul II đã ngỏ lời xin sám hối về bảy núi tội lỗi của Ky-tô giáo trong lịch sử 2000 năm qua. Theo giáo sư, bản chất, động cơ và mục đích của những lời sám hối đó là gì?

TCN: Câu khuyên thích hợp nhất trước bất cứ bước đi chính trị nào của John Paul II là: "Đừng tin những gì JPII nói, mà hãy nhìn kỹ vào những gì JPII làm". Muốn hiểu bản chất, động cơ, và mục đích của những lời sám hối của JPII, chúng ta cần phải biết rõ con người của JPII. Đối với tôi, tuy John Paul II là vị chủ chăn của đàn con chiên đông đảo, có thể lên tới gần một tỷ tín đồ, theo như thống kê đặc biệt của giáo hội Gia Tô, ông ta không phải là người đáng để tôi kính trọng. Ông ta là một con người cuồng tín, vẫn còn mê tín như thời Trung Cổ, không có đạo đức tôn giáo, trịch thượng, và đạo đức giả. Đây không phải là những nhận định vô căn cứ. Sau đây là vài tài liệu chứng minh:

1. Khi được hỏi ý kiến về vị thế cao cả của JPII trong lãnh vực chính trị quốc tế, Tiến Sĩ Madalyn O’hair đã trả lời:

"Những phương tiện truyền thông trong các xứ Gia Tô đều phụ thuộc Giáo hoàng và dựng ông lên như một lãnh tụ danh tiếng của thế giới. Ông ta là một con người Trung Cổ, chống lại tiến bộ và tự do, một con người nguy hiểm. Nên lên án ông ta trước tòa án thế giới về những tội ác chống lại nhân loại vì những thái độ độc đoán đối với giới phụ nữ trong mọi quốc gia. Ông ta đã tái áp đặt chế độ kiểm duyệt, tái lập cơ quan có tính chất xử dị giáo, kêu gọi phụ nữ sinh sản nhiều và lệ thuộc phái nam, lên án khoa học và giáo dục, và không có nỗ lực nào ngăn chặn sự tăng gia chế tạo vũ khí hạt nhân..Đây là một con người hoàn toàn đáng khinh bỉ và lịch sử sẽ phán xét ông ta như vậy."

(The media in the Catholic nations is subservient to the Pope and builds him as a world leader of renown. He is a medievalist, a reactionary and dangerous man. He should be charged in the world court for crimes against humanity for his attitude towards and dictates to women of all nations. He has reimposed censorship, reinstated the inquisitional office, called women to the bearing of more children while subjecting her to the domination of men, denounced science and education, and made no effort to halt the spread of nuclear buildup..This is a thoroughly despicable man and history will judge him as that.)

2. Cũng vì vậy mà Mục sư Les Balsiger ở Albuquerque, New Mexico, USA, đã cho dựng nhiều tấm bảng quảng cáo lớn trên có vẽ hình JPII và ghi "Một Người Tội Lỗi" (A man of Sin).

3. Học giả Gia Tô Joseph L. Daleiden viết như sau trong cuốn The Final Superstition, trg. 82:

"Giáo Hoàng John Paul II tin vào nhiều điều mê tín mà đối với các tín đồ Gia Tô hiện đại họ cảm thấy ngượng ngùng. Ngay gần đây, trong ba bài dạy giáo dân, ông vẫn tin rằng mỗi người đều có ít nhất là ba thiên thần bảo hộ và thảo luận về những nhiệm vụ khác nhau của các thiên thần trên thiên đường. Giáo hoàng hét vào mặt cử tọa: "Hãy coi chừng bọn quỷ". Ông tin rằng quỷ Satan hiện thân dưới dạng một con sư tử, một con rắn, một con rồng, hoặc một con dê có sừng."

(Pope John Paull II believes in many superstitions that modern Catholics find embarassing. Just recently he gave three lessons in which he maintained that each person has no less than three guardian angels and discussed the various roles of angels working inside paradise. The pope shouted at the audience: "Watch out for the devil!" He believes Satan appears in the shape of a lion, a snake, a dragon, or a goat with horns.)

4. Trong những chương trình phát thanh đặc sắc nhất ở Columbus, Ohio, đài CBN và TV, Frank R. Zindler bình luận về John Paul II như sau:

"100 năm sau, ai là người mà thế giới cho là ác nhất trong thế kỷ 20? Chắc các bạn cho rằng đó là Adolf Hitler. Có thể, nhưng không hẳn vậy. Tôi cho rằng nếu nền văn minh này còn tồn tại trên cái trái đất mà tài nguyên đang bị cướp bóc này 100 năm nữa thì các sử gia khi đó sẽ đưa ra những bằng chứng bất khả phủ bác là John Paul II là con người ác nhất trong thời đại của chúng ta. Điều chắc là, hình ảnh của Hitler sẽ không sáng sủa hơn chút nào qua giòng thời gian. Người ta sẽ nhớ tới y như là một người đã giết chết nhiều triệu người vô tội. Nhưng những tội ác của y sẽ trở thành mờ nhạt bên danh sách những tội của John Paul II.

Trong khi Hitler phạm tội diệt chủng có dự tính đối với một nhóm người đặc biệt (Do Thái. TCN), John Paul II sẽ bị kết tội dự tính diệt chủng đối với toàn thể nhân loại.

Người ta sẽ nhớ rằng John Paul II đã đi tới những vùng đang chết đói ở Phi Châu và Nam Mỹ, khuyến khích dân chúng ở đây tăng gia sinh sản những đứa trẻ vô tội xấu số không tránh khỏi chết đói về sau.

Người ta sẽ nhớ rằng John Paul II là người làm tăng sự nghèo khổ của con người hơn bất cứ ai khác trong lịch sử văn minh.

Giáo hội Gia Tô Rô Ma đã giết trên 11 triệu người trong thời đại của những tòa án xử dị giáo, nhưng John Paul II sẽ giết hại nhiều hơn thế trong cuộc sống của ông ta. Cái chủ thuyết mà ông ta phát động sẽ còn tiếp tục giết những người vô tội trên trái đất này dài dài trong tương lai."

(A hundred years from now, who will be remembered as the most evil man of the 20th century? Adolf Hitler, you say? Perhaps, but not likely. I suspect that if there is any civilization surviving on this plundered planet a century hence, its historians will point with irrefutable evidence to Pope John Paul II as the most evil man of our times. To be sure, Hitler’s image is not likely to improve any with age. He will always be remembered as a man who brought about the deaths of several millions of innocent people. But his crimes will pale beside the list of sins ascribed to John Paul II.

Whereas Hitler was guilty of premeditated genocide against particular groups of humans, John Paul II will be charged with premeditation of genocide against the human race itself..

It will be remembered that the pope went to the starving in Africa and South America and encouraged them to increase manyfold the number of unfortunate innocents who would have to starve later on.

John Paul II will be remembered as the man who increased human misery more than anyone in the history of civilization.

The Roman Catholic church killed over 11 million people in the course of the Inquisition, but John Paul II will murder more than that in his own lifetime. The juggernaut of genocide which he has set in motion will continue to crush and kill the innocent of this earth far into the future.)

5. Và Mac Kher đã viết trên Internet, www.nycny.com như sau:

"Sự đạo đức giả của giáo hoàng thật sự làm cho người ta sửng sốt. Năm ngoái, trong một cuộc công du Châu Mỹ La Tinh, ông ta đã buộc tội những nhà truyền giáo Tin Lành là giẫm chân lên đàn con chiên của ông ta! Ngày nay, cũng ông giáo hoàng đó lại tuyên bố rằng cải đạo là một nhân quyền. Vậy thì, Vatican có công nhận tôn giáo nào khác ngoài Gia Tô Giáo?

..Trong khi tham gia một cuộc họp đa tôn giáo, Giáo hoàng nói đến đối thoại, sự hiểu biết, và sự đoàn kết giữa các tôn giáo. Ngày hôm sau, ông ta nói ngược ngay lại, nhấn mạnh Ki Tô Giáo là tôn giáo chân thật duy nhất, và kêu gọi tín đồ đi cải đạo Á Châu. Đây là sự đạo đức giả, lừa dối cố ý, tệ mạt nhất."

(The hypocrisy of the Pope is really amazing. Last year during his Latin American tour, he had blamed the Protestant of poaching his flock! The same Pope today claims that religious conversion is a human right. Well, does the Vatican recognize any religion other than Catholicism?

While attending an inter-faith meeting, the Pope talked about dialogue, understanding, and solidarity between religions. The next day he reverted back to his insistence on Christianity as the only true religion, and gave a call to convert Asia. This is hypocrisy and duplicity at its worst.)

Vài tài liệu trên cho chúng ta thấy rõ con người của John Paul II như thế nào, và chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng những lời sám hối của ông là thành thực hay không. Phân tích kỹ vấn đề, chúng ta thấy ông đã tận dụng xảo thuật thần học để đánh lạc hướng dư luận thế giới và để giữ tín đồ. Thật vậy, Học Hội Đức Giêsu Ki Tô Phục Sinh (Hội Ki Tô Học) của một nhóm tín đồ Gia Tô Việt Nam ở Houston, Texas, Hoa Kỳ, đã vạch rõ:

"Roma chọn con đường cáo thú tội lỗi của mình là có những lý do thầm kín đã suy nghĩ lâu dài và nát óc để có quyết định này. Trong những con đường xấu (nghĩa là có ảnh hưởng tai hại đến giáo hội. TCN), chọn con đường ít xấu hơn, là con đường "xưng tội trống với Thiên Chúa và với đồng loại"…

Ngoài nghệ thuật tuyên truyền, Giáo hội vẫn phải xây "vạn lý trường thành đức tin" và buông bức "màn sắt thần học" lên đầu đoàn chiên. Mỗi tòa giảng là một cái loa tuyên truyền, dựa vào khoa thần học phù phép, ảo thuật "núi tội thành con chuột", "kẻ cướp mặc áo thầy tu", và "quỷ Satan có diện mạo ông thánh."

Mấy câu này đã nói lên động cơ, bản chất, và mục đích của sự xưng thú tội lỗi của JPII. Tôi nghĩ không cần phải thêm vào điều gì nữa.



ĐPNN: Giáo sư nghĩ gì về chính sách Ky-tô giáo hóa châu Á trong thiên niên kỷ thứ ba này của Vatican? Ảnh hưởng của chính sách xâm thực tôn giáo này đối với nền văn hóa và tôn giáo châu Á như thế nào?

TCN: Đưa ra chính sách là một chuyện, có thực hiện được chính sách đó hay không lại là một chuyện khác. Chính sách này đã cho chúng ta thấy rõ bản chất lắt léo, đạo đức giả, xâm lăng tôn giáo, văn hóa của Vatican. Vatican một mặt đưa ra chiêu bài hòa hợp tôn giáo, mặt khác vẫn âm mưu phá ngầm các tôn giáo khác nhất là Phật Giáo ở các nước yếu kém về kinh tế; một mặt kêu gọi mọi quốc gia phải gìn giữ nền văn hóa của mình coi đó như là phẩm cách quốc gia, mặt khác lại tích cực hành động để tiêu diệt các nền văn hóa địa phương để thay thế vào đó cái nền văn hóa đã phá sản của Gia Tô Giáo; một mặt chỉ trích những nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ là "những con chó sói đói mồi" đến chia rẽ những công đồng Gia Tô, mặt khác lại gửi "những con cho sói" của Vatican (viết theo tinh thần lời phê phán của JPII) đi sang Á Châu để gây chia rẽ trong những quốc gia phi Gia-Tô. Tôi tin rằng chính sách trên sẽ thất bại ở Á Châu. Có nhiều lý do để tôi tin như vậy.

1. Nền văn hóa Á Đông, trừ Phi Luật Tân (Gia Tô) và Nam Dương (Hồi Giáo), còn chung chung có thể nói cũng là nền văn hóa Phật Giáo, dù ở trong những quốc gia đang sống dưới chế độ chuyên chính như ở Trung Quốc và Việt Nam, hoặc ở trong những quốc gia dân chủ như Nhật Bản, Đại Hàn, Thái Lan, Tân Gia Ba v..v.. Nền văn hóa Phật Giáo cao hơn nền văn hóa Ki Tô rất nhiều, điều này không ai có thể phủ nhận, trừ phi chúng ta đánh đồng sai lầm nền văn hóa Ki Tô với những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật của xã hội của Tây phương. Ngày nay, Tây phương đã nhận ra chân giá trị của Phật Giáo, và Phật Giáo phát triển rất tự nhiên trong những xã hôi Tây phương mà không hề có ý định cải đạo người khác hoặc kiếm thêm tín đồ. Đụng phải cái thành trì Phật Giáo ở Á Đông, Ki Tô Giáo không có cách nào thắng được Phật Giáo vì từ giáo lý cho đến thực hành, từ bản chất của mỗi tôn giáo cho đến những phúc lợi mà mỗi tôn giáo đã mang đến cho nhân loại v..v.., Ki Tô Giáo đều không thể so sánh với Phật Giáo được. Chúng ta nên nhớ, gần đây Giáo Hoàng John Paul II đã phải công khai xưng thú tội lỗi của Giáo hội, vậy Ki Tô Giáo lấy gì để mà thuyết phục người dân, trừ khả năng mang bả vật chất ra để mua tín đồ, những người "theo đạo có gạo mà ăn", hoặc đưa ra những hứa hẹn hoang đường, vô trách nhiệm, về "xác chết sẽ sống lại" trong ngày phán xét, và sẽ có một cuộc sống đời đời trên một thiên đường tưởng tượng nếu giữ vững niềm tin vào những điều huyền hoặc của Tòa Thánh đưa ra với mục đích khai thác sự yếu kém tinh thần và lòng mê tín của đám cùng dân thấp kém.

2. Trở lại lịch sử, Gia Tô Giáo xâm nhập vào Việt Nam từ 1533, và 140 năm sau, tới đầu thập niên 1670, các thừa sai Gia Tô mới khuyến dụ được khoảng 60000 người theo đạo, tuyệt đại đa số thuộc thành phần thấp kém nhất trong xã hội Việt Nam (Xin đọc Catholicism et Sociétés Asiatiques của Yoshiharu Tsuboi). Có thể nói, Gia Tô Giáo chỉ phát triển mạnh ở Việt Nam sau khi Giám mục Bá Đa Lộc tuyển mộ và đứng đầu một số lính đánh thuê (mercenaries) giúp Nguyễn A鮨 đánh bại nhà Tây Sơn vào đầu thế kỷ 19. Sau đó, các thừa sai Pháp thuyết phục thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam, mở đầu cuộc xâm chiếm bằng cuộc tấn công vào Đà Nẵng năm 1858. Sau khi Việt Nam bị Pháp đô hộ, Gia Tô Giáo dựa vào thế lực thực dân để truyền đạo, làm mưa làm gió trên đất nước Việt Nam. Nhưng dù ở thế thượng phong, dưới cái dù của thực dân trong gần 100 năm, cộng với 9 năm miền Nam dưới chế độ Gia Tô độc tôn Ngô Đình Diệm, số tín đồ Gia Tô trên tỷ lệ dân số không thể lên quá 7, 8 phần trăm. Điều này chứng tỏ nền văn hóa Việt Nam không tương hợp với nền văn hóa Ki Tô. Vậy ngày nay, tất cả lợi thế về quyền lực của Gia Tô Giáo đã không còn, ngoại trừ sức mạnh hữu danh vô thực, dựa vào đám đông cuồng tín của Gia Tô Giáo trên hoàn cầu và sức mạnh của tiền bạc, Gia Tô Giáo có cách nào để cải đạo người dân Việt Nam? Liệu chính quyền hiện nay có để cho họ tự do xâm nhập ào ạt vào Việt Nam để truyền đạo sau những chiêu bài đạo đức giả có tính cách lưỡng chuẩn (double standard) như nhân quyền và tự do tín ngưỡng một chiều hay không? Chúng ta cần phân biệt rõ ràng quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do xâm nhập một quốc gia để truyền đạo. Hai quyền này hoàn toàn khác nhau.

3. Ki Tô giáo nói chung, nhất là Gia Tô giáo nói riêng, đang suy thoái khắp nơi trong những quốc gia văn minh tiến bộ nhất. Lý do Giáo hoàng John Paul II đã phải tìm mọi cách để giữ tín đồ: từ những cuộc công du trên khắp thế giới, đặc biệt là tới các nước nghèo khó ở Nam Mỹ, châu Mỹ La Tinh, và Phi châu để phủ dụ tín đồ bằng cách đưa ra vài lời xin lỗi mơ hồ (nhiều nơi bị dân chúng biểu tình la ó phản đối), cho tới viết cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng để hạ thấp các tôn giáo khác và tôn vinh sự mạc khải bất khả kiểm chứng của Thiên Chúa, rồi hứa hẹn xá mọi tội lỗi cho các tín đồ với một giá rẻ mạt: "chỉ cần bỏ thuốc lá hay rượu một ngày", "phong thành bừa bãi" cho các tội đồ của dân tộc Việt Nam nhưng trung thành với Vatican, phê bình các nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ là "những con chó sói đói mồi…", một loại ngôn từ phi đạo đức tôn giáo để đời cho các tín đồ, và cao điểm là hành động "xưng tội trống với Thiên Chúa và đồng loại" gần đây. Những sự kiện lịch sử này không cho phép giáo hội Gia Tô mang bộ mặt giả nhân giả nghĩa hay "thánh thiện" để mà đi rao giảng tin mừng Phúc A⭠nữa, vì người ta sẽ công khai chất vấn về thực chất của Giáo hội.

4. Thời buổi này, không còn mấy người có đầu óc còn tin ở những chuyện hoang đường như "tội tổ tông", "Chúa tình nguyện leo lên thập giá để chuộc tội cho nhân loại", "Đức Mẹ đồng trinh", khả năng "cứu rỗi" của Giê-su v..v.., kể cả một số giám mục, linh mục trong giáo hội. Khoa học với những bằng chứng bất khả phủ bác trong vũ trụ học, di truyền học, sinh học, sinh hóa học, cổ sinh vật học v..v.. cộng với thuyết tiến hóa đã bác bỏ toàn bộ nền thần học Ki Tô. Đặc biệt là trong thời đại thông tin điện tử này, không ai có thể dấu ai được điều gì, và con người có thể kiểm chứng những tài liệu nghiên cứu chính xác bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Làm sao giáo hội có thể thuyết phục được quần chúng bằng những lý thuyết mơ hồ không có một căn bản xác thực nào. Trí tuệ người dân Việt Nam đâu còn ở mức trí tuệ của những nông dân hay dân chài ở những vùng hẻo lánh trong thế kỷ 18, 19?

Trên đây chỉ là vài lý do chính mà tôi nghĩ chính sách trồng cây Ki Tô Giáo vào những miền đất ở Á Châu sẽ thất bại. Đất Á Châu không thích hợp với cây Ki Tô. Trồng vào đó, cây tuy không đến nỗi chết héo queo như cây sung bị Chúa Giêsu nguyền rủa, không bao giờ có thể ra trái được nữa, nhưng có lẽ cũng chỉ sống một cách èo ẹt, không có nhiều sinh khí. Lý do chính là không ai có thể đi ngược lại đà tiến hóa của con người.



ĐPNN: Trong chiều hướng đó, các tổ chức, giáo hội Phật giáo và người Phật tử phải làm gì để góp phần đánh bật âm mưu nguy hiểm trên của Ky-tô giáo?

TCN: Tuy âm mưu truyền đạo sang các nước Á Châu của Gia Tô Giáo không có mấy hi vọng thành tựu, nhưng chúng ta không thể lơ là, coi thường những thủ đoạn của Giáo hội Gia Tô. Chúng ta không thể áp dụng hạnh từ bi một cách sai lầm theo nghĩa chỉ biết tụng Kinh niệm Phật và để mặc cho Gia Tô Giáo tự do hoành hành, nô lệ hóa đầu óc người dân Việt. Từ là cho vui, và Bi là cứu khổ. Khai sáng trí tuệ người dân, chuyển hóa để cho họ thấm nhuần giáo lý nhân bản, thiết thực, hòa bình, vị tha, vô thường, vô ngã v..v.. của Phật Giáo là mang niềm vui đến cho họ. Cứu họ ra khỏi vô minh, mê tín dị đoan, xiềng xích trí tuệ, tinh thần nô lệ ngoại nhân v..v.., đó chính là cứu khổ.

Muốn chống lại âm mưu truyền đạo sang Á Châu của Gia Tô Giáo chúng ta cần phải biết tôn giáo này đã thành công và phát triển trên thế giới như thế nào, và tại sao ngày nay các nước văn minh tiến bộ AⵠMỹ lại đang từ bỏ dần dần tôn giáo này để đi tìm những giá trị tâm linh của Á Đông. Vài tài liệu sau đây hi vọng sẽ cho chúng ta rõ vấn đề.

1. Malachi Martin, một nhà thần học nổi tiếng, đã từng là giáo sư của Viện Nghiên Cứu Thánh Kinh ngay tại Vatican, đã viết như sau trong cuốn The Keys Of This Blood:

"Trong hầu hết các nước ở Aⵍ Châu, chủ thuyết "hiện thực sống đời" hầu như đã toàn thắng. Trong vùng này, các tôn giáo có tổ chức -Gia Tô, Tin Lành và Do Thái - được coi như là giống nhau ở điểm cùng nhấn mạnh trên sự trông cậy vào những quyền lực tuyệt đối. Do đó, những tôn giáo này được coi như là đóng góp rất ít hoặc không đóng góp gì cho đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa hiện thời của các nước Tây Âu…Giáo hoàng (JPII. TCN) biết rất rõ rằng, trong thế kỷ tới, Gia Tô Giáo sẽ chỉ còn tồn tại ở các nước trong thế giới thứ ba. Từ bao giờ, Gia Tô Giáo chỉ nẩy nở trong đám dân chúng nghèo khổ và ít học. Tây phương phức tạp không còn tiếp nhận sự hẹp hòi của Gia Tô giáo nữa. Giáo hoàng biết rõ như vậy."

(In most European countries, secularism has already triumphed completely. In that region, organized religions - Catholic, Protestant and Jewish - are regarded as alike in their insistence to absolutes. They are considered to have little or nothing to contribute, therefore, to the current political, economic and cultural life of Western European countries… The pope is well aware that, in the next century, Catholicism will survive only in Third World countries. Catholicism has always flourished only in poor population of low educational quality. The sophisticated West can take Catholicism’s narrowness no longer. The pope realizes that.)

Nên để ý, tôi dịch "secularism" là "chủ thuyết hiện thực sống đời" thay vì "chủ nghĩa thế tục" vì bản chất Gia Tô Giáo phần lớn cũng là thế tục. Nguyên nghĩa của secularism là:

"Đặc biệt quan tâm đến những vấn đề trong đời sống này, đối với sự quan tâm về một đời sau. Là một hệ thống đạo đức đặt nền tảng trên đạo đức tự nhiên, chủ thuyết này (secularism) có mục đích phát triển bản chất vật chất, đạo đức, và trí thức của con người đến mức độ cao nhất, được coi như là bổn phận tức thời của đời sống con người, không cần đến Thần giáo…" (Exclusive attention to the affairs of this life, as opposed to the interest of an after-life. An ethical system founded on natural morality, Secularism seeks the development of the physical, moral, and intellectual nature of man to the highest possible point as the immediate duty of life…apart from Theism…)

2. Adrian Pigott, một học giả Gia Tô, đã viết như sau trong cuốn Freedom’s Foe - The Vatican (Vatican - Kẻ Thù Của Tự Do):

"Những tín đồ Gia Tô…được nuôi nấng trong cái mà Tiến Sĩ Barnado gọi là "Bóng tối dày đặc của ý thức hệ La Mã"..Thất học luôn luôn thịnh hành trong các nước theo Gia Tô La Mã Giáo - nhờ đó mà tập đoàn linh mục có thể nẩy nở."

(Roman Catholics..have been brought up in what Dr Barnado called "The thick darkness of Romanism"..Illiteracy is always prevalent in Romanist countries - to enable Priestcraft to flourish.)

3. Linh mục Joseph McCabe, trong cuốn Rome Puts A Blight on Culture (La Mã Đặt Sự Hủy Hoại Trên Văn Hóa), đã để ra nguyên một chương phân tích ảnh hưởng của Gia Tô La Mã Giáo trên các nền văn hóa với kết luận:

"La Mã chỉ khoái những kẻ thất học. Họ bị thuyết phục quá dễ dàng để đi thiêu sống những kẻ "lạc đạo" và hôn hít những thánh tích giả mạo".

(Rome loves the illiterate. They are so easily persuaded to burn "heretics" and kiss bogus relics.)

4. Cách đây hơn 100 năm, Toàn Quyền Đông Dương J. L. de Lanessan, trong cuốn Les Missions et leur Protectorat, trích dẫn bởi, Patrick J. N. Tuck, đã nhận xét về thực trạng truyền giáo ở Á Đông như sau:

"Thật ra, trong hơn 2 thế kỷ mà các hội truyền giáo Gia Tô hoạt động ở Trung Hoa và bán đảo Đông Dương có lẽ họ không cải đạo được quá 10 học giả. Toàn thể giới trí thức cầm quyền của dân chúng đã tránh né sự truyền đạo của họ. Đại cương thì các nhà truyền giáo chỉ tuyển mộ được tín đồ trong những giai cấp thấp nhất, và phần lớn là những kẻ, vì những lý do này nọ, đã bị xã hội An-Nam ruồng bỏ."

(In fact, during the two centuries and more that the Catholic Missions have been operating in China and the Indochinese peninsula, they have probably not converted mre than ten scholars in all. The entire educated and governing class of the population has evaded their proselytism. In general Catholic missionaries only recruit from among the lowest classes, and mainly among those who, for various reasons have been rejected by Annamese society.)

5. Trong bài "Phật Giáo và Người Việt Nam Hiện Đại", Như Hạnh chuyển ngữ, Tiến sĩ J. C. Cleary, tốt nghiệp đại học Harvard về Ngôn Ngữ và Văn Minh Đông Phương, đã nhận xét như sau:

"Người Việt Nam hẳn sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra rằng đối với những người Tây phương có đầu óc tiến bộ, chính Thiên Chúa Giáo mới là một mớ huyền thoại lỗi thời, mê tín dị đoan, và những nghi lễ vô nghĩa lý…Ở Tây phương, phần đông các tín đồ Thiên Chúa Giáo sùng tín thường là những kẻ ít học nhất, những thành phần thấp, kém kinh tế trong quần chúng, những kẻ chẳng còn có gì để mà trông ngóng nữa cả."

6. Và nữ học giả Gia Tô Joane H. Meehl, sau khi đã nhìn thấy rõ chủ đích và những việc làm của giáo hội Gia Tô từ thế kỷ 4 cho tới ngày nay, đã viết trong cuốn Người Tín Đồ Gia Tô Tỉnh Ngộ (The Recovering Catholic, Prometheus Book, 1995), trang 288:

"Đạo Gia Tô chỉ thịnh hành và phát triển trong đám người nghèo và ngu dốt. Nó chỉ bị khắc phục bởi giáo dục (mở mang dân trí. TCN) và đời sống kinh tế thoải mái."

(Catholicism thrives and grows among the poor and ignorant. It is overcome by education and economic well-being.)

Từ những tài liệu trên, chúng ta đã có thể nhận định đúng vấn đề. Vũ khí hữu hiệu nhất để chống lại âm mưu bành trướng của Ki Tô Giáo sang Á Châu là mở mang dân trí. Những sự thực về lịch sử những tội ác của Gia Tô Giáo, về tổ chức độc tài của Giáo hội, về những thần quyền tự phong của giới lãnh đạo Gia Tô, cùng những tín điều hoang đường phi lô-gic, phi lý trí, phản khoa học, huyền hoặc, lỗi thời v..v.. của Gia Tô Giáo phải được nghiên cứu cẩn thận và phổ biến rộng rãi. Thứ đến, giáo hội Phật Giáo và người Phật tử phải đóng góp tích cực trong việc phát huy Phật Pháp cũng như trong chính sách phát triển kinh tế nước nhà, để cho toàn dân có được một đời sống vật chất thoải mái hơn.

Sự khắc phục Gia Tô Giáo đã xảy ra trong những nước văn minh tiến bộ AⵠMỹ, trong đó đời sống vật chất của con người tương đối cao, và những tác phẩm nghiên cứu nghiêm chỉnh về tôn giáo của những người có uy tín trong giới trí thức như lãnh tụ tôn giáo, học giả, chuyên gia, giáo sư đại học v..v.. được phổ biến rộng rãi trong quần chúng. Chúng ta không bao giờ nên e ngại trước những sự phản đối vô căn cứ, lên án việc mở mang dân trí là chống tôn giáo hay chia rẽ tôn giáo. Sự hòa hợp giữa những khối dân có tín ngưỡng khác nhau trong những quốc gia tân tiến AⵠMỹ, nơi đây các tác phẩm nghiên cứu về tôn giáo được phổ biến tự do và rộng rãi, là một bằng chứng rõ rệt nhất về lợi ích của việc mở mang dân trí để cho người dân biết rõ sự thật về các tôn giáo trong xã hội.



ĐPNN: Ai cũng biết rằng bản chất của đạo Phật rất thực tiễn, phù hợp với thời đại, thích hợp cho sự phát triễn và tiến hóa của nhân loại trong thiên niên kỷ mới. Tuy nhiên, các giáo hội Phật giáo trên thế giới không khai thác triệt để điểm độc đáo này, do thiếu phương tiện và tổ chức qui mô. Theo giáo sư, các tổ chức Phật giáo và người Phật tử phải làm gì để đạo Phật thật sự phục vụ nhân loại theo đúng nghĩa?

TCN: Câu hỏi này quá tổng quát, tôi nghĩ tôi không đủ khả năng để giải đáp vấn nạn này. Giáo hội Phật Giáo tại mỗi quốc gia đều có những hoạt động khác nhau, tùy theo cách tổ chức xã hội, chính thể, dân tộc tính, truyền thống văn hóa dân tộc, nền kinh tế quốc nội v…v… Cho nên tôi nghĩ không thể có một phương án chung cho mọi giáo hội Phật Giáo trên thế giới. Tôi cho rằng Phật Giáo đã và đang phục vụ nhân loại theo tinh thần "trăm hoa đua nở" trên khắp thế giới. Tờ Chicago Tribune ngày 16 tháng 6, 2000, có một bài của ký giả Karen Mellen tường trình về chủ đề "Người Tây phương đến với tín ngưỡng Á Châu nhiều hơn" (More Westerners are drawn to Asian Faith) trong đó tác giả đã nói lên một sắc thái rất đặc biệt của Phật Giáo như sau:

"Không cần phải tìm cách thu phục hay tích cực kiếm thêm tín đồ, Phật Giáo đang nở rộ tại tiểu bang Illinois và các tiểu ban lân cận. Trong 5 năm qua, số tín đồ Phật Giáo tăng lên 25%, và mỗi năm có thêm 4 hay 5 Chùa mới."

(Without proselytizing or actively seeking members, Buddhism is flourishing in Illinois and nearby states. Over the last five years the number of Buddhists has risen 25 percent, and four or five new temples open each year.)

Do đó, Phật Giáo không cần phải có những tổ chức qui mô, mà chỉ cần tăng gia khía cạnh nhập thế Đại Thừa trong xã hội trong tinh thần "trăm hoa đua nở". Một vài ý kiến về vấn đề này sẽ được trình bày khi tôi trả lời câu hỏi tiếp theo.



ĐPNN: Phật giáo Việt Nam cần phải làm gì trước những thử thách thời đại đó?

TCN: Tôi nghĩ đây là một vấn đề rất quan trọng. Trong khuôn khổ một bài phỏng vấn, vài câu trả lời không thể nói hết ý. Tôi chỉ là một cư sĩ Phật Giáo bình thường, cũng có vài ý kiến, nhưng hiển nhiên là những ý kiến cá nhân này rất hạn hẹp. Sau đây tôi xin mạo muội đưa ra vài ý kiến tổng quát, gọi là để gợi ý, mong rằng các bậc thức giả trong Phật Giáo phát tâm bổ khuyết cho những ý kiến thô thiển này. Những ý kiến này chỉ nhằm đưa ra một đường hướng để phục vụ người dân Việt, còn phục vụ nhân loại thì tất cả đều còn phải tùy duyên tùy cảnh.

1. Vấn đề đào tạo Tăng, Ni

Không ai có thể phủ nhận là giới Tăng, Ni giữ một vai trò quyết định quan trọng trong việc chấn hưng và phát triển Phật Giáo. Cho nên, việc đào tạo Tăng, Ni phải được đặt lên hàng đầu trong đường hướng phát triển của Phật Giáo trong tương lai. Tuy nhiên, vai trò quyết định trên của Tăng, Ni tùy thuộc vào phẩm chứ không vào lượng. Do đó, mọi chương trình đào tạo Tăng, Ni phải đặt nặng vấn đề giới hạnh, đạo đức tôn giáo. Mọi Tăng Ni cần phải trải qua một thời gian thử thách lâu dài trong chương trình đào tạo, ít ra là từ 5,7 năm đến 10 năm học hành và tu tập dưới sự hướng dẫn của các bậc trưởng lão đạo cao đức trọng. Trong thời gian này, những ứng sinh chỉ được coi như là xuất gia tạm, sống một đời sống vật chất khiêm tốn, sự tiếp xúc với quần chúng và xã hội bên ngoài được giữ ở mức tối thiểu để dành thì giờ học hỏi và tu tập, đào luyện thân, miệng, ý. Sau thời gian thử thách, nếu hội đủ những tiêu chuẩn trong chương trình đào tạo và vẫn quyết chí xuất gia cứu đời thì khi đó mới được chính thức xuất gia để gánh vác công việc hoằng Pháp, phát triển Phật Giáo. Nếu không hội đủ những tiêu chuẩn đạo đức tôn giáo và học tập của chương trình đào tạo thì phải khuyên họ hoàn tục. Trong Phật Giáo, không ai cười mà trái lại còn kính phục những người thành thật với chính mình, chọn con đường hoàn tục thay vì khoác bộ áo mà phẩm hạnh và sự hiểu biết bản thân không xứng đáng với bộ áo đó. Trong thời đại này, chương trình đào tạo phải gồm những kiến thức ngoài kinh điển Phật Giáo, thí dụ như xã hội học, tôn giáo tỷ giảo, khoa học phổ thông, điện toán v...v... vì những kiến thức này không thể thiếu nếu hành giả muốn đi vào con đường nhập thế của Đại Thừa. "Làm theo chỗ biết, nói theo việc làm, tất cả đều chân thật, không hư dối": đó là châm ngôn của những người giữ nhiệm vụ hoằng dương đạo Pháp.

Về mặt thực tế, nếu có những người mượn cửa Thiền để theo đuổi những mục đích vật chất thế tục, mà tư cách, tác phong và phẩm hạnh không xứng đáng với bộ áo của bậc xuất gia v..v.., hoặc có những người tự tiện cạo đầu, khoác áo cà sa v..v.. thì trách nhiệm của Giáo hội đối với xã hội, chính quyền và trước pháp luật ra sao? Giáo hội sẽ giải quyết như thế nào, có nên nghĩ đến sự tiếp tay của chính quyền hay không, hay là cứ để cho những ung nhọt này phá hủy Phật Giáo và cho đó là vấn đề tự do tín ngưỡng? Chúng ta không nên quên rằng tôn giáo là một bộ phận của xã hội, không thể đứng ngoài xã hội hay đứng trên xã hội. Trong chương trình đào tạo tăng ni, Phật Giáo không thể quên được những khía cạnh xã hội và phải tiên liệu những trường hợp có thể xảy ra và nghĩ đến những phương cách giải quyết.

2. Vấn đề giáo dục quần chúng

Từ xưa tới nay, Phật Giáo đã giữ một vai trò quan trọng trong việc giáo dục quần chúng. Khi xưa, phần lờn công việc giáo dục quần chúng tại các làng mạc là do các Tăng, Ni đảm nhiệm. Chùa được coi như là một trung tâm giáo dục của mỗi địa phương. Với sự tiến bộ của nhân loại, vấn đề giáo dục không còn thu hẹp trong những chủ đề văn chương chữ nghĩa hay đạo đức, luân lý tôn giáo mà phải mở rộng ra nhiều bộ môn khác. Do đó trách nhiệm giáo dục quần chúng ngày nay nằm trong tay nhà nước. Điều này không có nghĩa là vai trò giáo dục quần chúng của Phật Giáo đã chấm dứt. Trái lại, sự đóng góp của Phật Giáo trong nền giáo dục đại chúng hiện nay cần thiết hơn bao giờ hết, nhất là khi ảnh hưởng sa đọa của những nền văn hóa ngoại lai đang lợi dụng sự mở mang kinh tế của nước nhà để xâm nhập xã hội Việt Nam, gây ra tâm trạng tôn thờ vật chất, coi rẻ đạo đức, nguồn gốc của tham nhũng, vị kỷ, vô lương tâm.

Xét về thực tế, hiển nhiên chính sách giáo dục của nhà nước hiện nay đã không đáp ứng được nhu cầu giáo dục của quần chúng. Sưu cao, thuế nặng, học phí cao đã là những bức rào ngăn cản con em người dân đến với trường học. Nhà nước có chương trình cưỡng bách giáo dục, ít ra là đến hết bậc tiểu học. Cưỡng bách làm sao được khi mà trường sở không có đủ, giáo chức thiếu hụt, người dân không đủ ăn? Trông người lại nghĩ đến ta. Mỹ là nước giầu có vào bậc nhất thế giới, lợi tức cá nhân hàng năm rất cao, nhưng trẻ em đi học đều được miễn phí cho đến hết trung học nếu học các trường công. Hơn 80% dân Việt Nam là dân nghèo, kiếm đủ ăn cũng còn khó,hế mà vẫn phải đóng học phí từ tiểu học, dưới hình thức này hay hình thức khác, để cho con em đi học. Một chính sách giáo dục như vậy có thể nói được chăng là cho dân và vì dân? Có ai để tâm nghiên cứu xem lợi tức trung bình của người dân các nước khác là bao nhiêu và họ phải đóng học phí là bao nhiêu để cho con em họ được đi học bậc tiểu học, trung học? Quốc gia có tiến bộ hay không là do dân trí. Có cách nào mở mang dân trí mà không cần đến giáo dục? Do đó, giáo dục chính là căn bản xây dựng nước và giữ nước. Giáo dục phải đi vào đại chúng, không thể chỉ để phục vụ cho một lớp người ăn trên ngồi chốc, ngự trị trên đám đông quần chúng ngu dốt như trong thời phong kiến, ngăn chặn bước tiến của quốc gia. Mặt khác, giáo dục phải đi sát với những tiến bộ của nhân loại. Người dân phải biết, ít ra là những điều tổng quát về các bộ môn khoa học, những sự kiện khoa học về sự thành hình của vũ trụ, nguồn gốc con người, di truyền học v..v... Với những kiến thức cập nhật hóa này, con người không còn bị huyễn hoặc hóa bởi những thuyết vớ vẩn bán khai như thuyết sáng tạo của Ki Tô Giáo.

Ngoài ra, Phật Giáo phải có bổn phận tiếp tay với chính quyền trong việc giáo dục quần chúng, phục hoạt những truyền thống đạo đức dân tộc. Vấn đề là, Phật Giáo có thể làm được gì? Các vị lãnh đạo Phật Giáo, dù không có quyền lực trong tay, ít ra cũng có thể đóng góp cho nền giáo dục quần chúng bằng cách nghiên cứu và đưa ra những đề nghị cùng chính quyền để cải tiến nền giáo dục nước nhà. Những ý kiến xây dựng vì dân vì nước và không có mưu đồ chính trị đằng sau dù không được thi hành vì lý do này hay lý do nọ, nhưng ít ra cũng đã nói lên mối quan hoài của Phật Giáo đối với tiền đồ dân tộc. Giáo hội Phật Giáo Việt Nam cũng cần thuyết phục chính quyền để phục hoạt tổ chức Gia Đình Phật Tử, đoàn thể cư sĩ, để chính quyền ý thức được rằng những tổ chức này sẽ góp phần rất nhiều trong việc duy trì những truyền thống đạo đức, luân lý của Việt Nam, giúp giới trẻ xa lìa những tệ đoan của một xã hội ngả nhiều về vật chất như xì ke, ma túy, rượu chè, cờ bạc v...v... Đưa giới trẻ vào những tổ chức như Gia Đình Phật Tử, Hướng Đạo v..v.. là giúp cho giới trẻ có được một đời sống lành mạnh, tháo vát, ý thức được trách nhiệm cá nhân và tập thể, tinh thần giúp ích xã hội và yêu nước. Những tổ chức này không có chủ trương nhồi sọ giới trẻ bằng những tín điều huyền hoặc hoặc tạo nên một tâm cảnh cuồng tín cho nên không có phương hại gì đến sự tiến bộ của quốc gia dân tộc.

3. Vấn Đề Xã Hội

Đạo Phật là đạo cứu khổ. Khổ có mặt khắp mọi nơi trên đất nước. Cho nên, Phật Giáo Việt Nam cần phải đi vào xã hội nhiều hơn nữa để thể hiện tinh thần Đại Thừa. Vì Phật Giáo không thể đứng ngoài dân tộc, do đó, ngoài bổn phận đối với Phật Giáo, người Phật tử, Tăng cũng như tục, còn có bổn phận đối với quốc gia dân tộc, một bổn phận nặng nề hơn, vì sự tồn vinh của dân tộc cũng là sự tồn vinh của Phật Giáo. Điều này chứng tỏ Phật Giáo đương nhiên là một thực thể trong mọi hoạt động xã hội của dân tộc.

Phật Giáo Việt Nam cần phát triển mạnh những hoạt động từ thiện trong xã hội như mở các lớp học tình thương Phật Giáo, cô nhi viện Phật Giáo, viện dưỡng lão Phật Giáo, trạm y tế hay nếu có khả năng, nhà thương Phật Giáo v...v.. ngoài những việc cứu trợ thiên tai có tính cách ngắn hạn. Chúng ta phải quan niệm những hoạt động từ thiện nói trên như là một con đường tu tập, thể hiện giáo lý từ bi của đạo Phật, chứ không phải là phương tiện truyền đạo, đi kiếm "linh hồn" cho Phật. Trong hoàn cảnh khó khăn về vật chất ở trong nước, tôi mong rằng Phật Giáo hải ngoại sẽ tích cực tiếp tay với Phật Giáo trong nước trong những hoạt động từ thiện này. Phật Giáo hải ngoại có đủ khả năng để làm công việc tiếp tay này một cách hữu hiệu nếu chúng ta quan niệm rằng những hoạt động từ thiện nói trên là để phục vụ quần chúng đang sống trong khó khăn và thiếu thốn vật chất. Trong các công tác từ thiện, chúng ta không nên đặt điều kiện chính trị hay tôn giáo dưới bất cứ hình thức nào, vì từ thiện có mưu đồ, theo quan điểm của Phật giáo, là bất thiện. Trong Phật Giáo chắc ai cũng nhớ tới câu "dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người." Không kể những tu viện, Thiền viện, được xây môt cách biệt lập làm nơi tu tập của Tăng Ni, các Chùa ở làng mạc đồng quê nên giữ vẻ khiêm tốn, phù hợp với hoàn cảnh xã hội của dân chúng trong vùng. Không có gì mâu thuẫn bằng cảnh một ngôi "Chùa to Phật nhỏ" nguy nga tráng lệ ở giữa một cộng đồng dân chúng nghèo khổ. Xin đừng bắt chước hay thi đua với những tôn giáo độc Thần, trọng bề ngoài, coi đó là biểu tượng của thực chất.

4. Vấn Đề Văn Hóa

Văn hóa là linh hồn của dân tộc. "Mái Chùa che chở hồn dân tộc", vậy Phật Giáo không thể thiếu mặt trong vấn đề văn hóa. Một bài thơ của Huyền Không, của HT. Thích Thuyền Ấn, một bài Pháp Thoại của HT. Thích Nhất Hạnh, của HT. Thích Thanh Từ, một cuốn Kinh do Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản, một bản dịch thuật của Thích Tâm Quang, của Thích Nữ Trí Hải, một tác phẩm nghiên cứu của Thích Trí Siêu Lê Mạnh Thát, những trang nhà "Quảng Đức" hay "Đạo Phật Ngày Nay" ở hải ngoại v.. v.. và v.. v..., hiển nhiên là những bông hoa bất diệt trong vườn hoa văn hóa dân tộc. Việc thực hiện một Việt Tạng ở Việt Nam, việc ấn tống Kinh điển của Phật Học Viện Quốc Tế ở hải ngoại, và biết bao đóng góp của những bậc xuất gia cũng như cư sĩ đầy nhiệt tâm cho nền văn hóa Phật Giáo dân tộc đã chứng minh một cách hùng hồn ảnh hưởng của Phật Giáo trong lòng dân tộc. Có một khía cạnh văn hóa vô cùng quan trọng nhưng rất ít Phật tử, Tăng cũng như tục, để ý tới. Đó là việc sáng tác những sách giáo khoa cho các lớp tiểu học và trung học trong đó những tư tưởng và tinh thần Phật Giáo được trình bày một cách giản dị, dễ hiểu và không có những chuyện hoang đường, mê tín, không phù hợp với đầu óc bọn trẻ ngày nay. Những chuyện cổ tích Phật Giáo cần phải được viết lại và bỏ đi những huyền thoại không hợp thời. Thí dụ, ngay trên đất Mỹ, năm ngoái tôi đi dự lễ Phật Đản mà vẫn thấy một vị Sư kể cho lớp trẻ câu chuyện Đức Phật được sinh ra từ nách của Hoàng Hậu Maya và vừa mới sinh ra Đức Phật đã đứng dậy, tay chỉ trời, tay chỉ đất, đi bảy bước, dưới mỗi bước chân có hoa sen nở và nói "Thiên thượng, thiên hạ duy ngã độc tôn". Muốn giải thích theo ý nghĩa nào thì giải thích, những chuyện như trên không nói lên được điều gì, trái lại chỉ làm cho lớp trẻ hoang mang. Vả chăng, chân lý của Phật Giáo không có nằm trong những chuyện như vậy. Chúng ta cũng biết rằng chính Đức Phật cũng không đánh giá cao những chuyện thần thông.

Trên đây chỉ là vài ý kiến có tính cách gợi ý. Muốn hoạch định một đường hướng cho Phật Giáo trong tương lai để có thể phục vụ hữu hiệu người dân Việt, tôi nghĩ Phật Giáo cần sự đóng góp của rất nhiều người. Việc tổ chức một cuộc hội thảo về Vai Trò Của Phật Giáo Việt Nam Trong Thế Kỷ Mới có lẽ là bước đi đầu tiên trong việc thu thập và nghiên cứu những ý kiến đóng góp của mọi giới Phật tử. Tôi tin rằng Phật tử hải ngoại có thể đóng góp phần nào tài chánh cho việc tổ chức này. Trong mục đích tìm ra một hướng đi đích thực cho Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ 21, có lẽ chúng ta nên lấp đi cái hố ngăn cách giữa những Giáo Hội Phật Giáo ở trong nước cũng như ở hải ngoại, để mà cùng nhau tìm ra một con đường có lợi cho dân tộc và Đạo Pháp.



ĐPNN: Giáo sư có ước mơ và hy vọng gì cho đạo Phật?

TCN: Phật Giáo không nằm ngoài những quy luật thế gian, cho nên có lúc thịnh, lúc suy, khi thăng, khi trầm. Cho nên thực sự tôi không có mơ ước nào cho đạo Phật. Một mơ ước không thực hiện được đương nhiên sẽ trở thành một mối khổ đau cho người mơ ước. Tôi rất lạc quan trước sự phát triển của Phật Giáo trên toàn thế giới. Tôi luôn luôn nghĩ rằng, tà không bao giờ thắng nổi chánh. Trước sau gì, tà, dù có thắng thế cũng chỉ có tính cách giai đoạn, cũng phải nhường bước trước chánh. Cái gì hợp với chân lý, hợp với sự tiến hóa của nhân loại, sẽ còn tồn tại lâu dài. Cái gì trái với sự thật, đi ngược lại đà tiến hóa của nhân loại, sẽ bị đào thải. Trước mắt chúng ta có đầy đủ bằng chứng về nguyên lý này. Riêng đối với Phật Giáo Việt Nam, tôi chỉ có một hi vọng. Đó là Phật tử chúng ta, tăng cũng như tục, ngồi lại với nhau, xóa bỏ những khác biệt có tính cách cục bộ, hội nhập được những chân lý vô ngã, vô thường của Đức Phật, để có thể định một đường hướng tương lai cho đạo Phật ở Việt Nam. Tôi ước mong các vị tôn đức trong Phật Giáo hãy rút lấy những kinh nghiệm trong quá khứ, nhận rõ tình trạng Phật Giáo hiện nay, ngồi cùng với nhau để lái con thuyền Phật Giáo Việt Nam thuận buồm xuôi gió trên giòng chấn hưng và phát triển Phật Giáo ở Việt Nam.

ĐPNN: Chân thành cảm cảm ơn giáo sư đã dành cho ĐPNN một bài phỏng vấn rất có ý nghĩa.

26-6-2000


--------------------------------------------------------------------------------

[1] Tựa đề do ĐPNN đặt

http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/008-tcn-phongvan.htm

Nói Với Tuổi Hai Mươi : Lời cuối

Nói Với Tuổi Hai Mươi
Thiền sư Nhất Hạnh
Sàigòn – Lá Bối – 1966
--------------------------------------------------------------------------------



Lời cuối

Cám ơn em đã theo tôi tới đây, cám ơn em đã cho tôi cơ hội trở lại với tuổi hai mươi của tôi bởi khi nói chuyện với em, thực tình tôi đã được sống lại trọn vẹn những vấn đề tuổi trẻ. Tôi đã không viện tới một uy quyền nào cả dù cho đó là uy quyền Thượng Đế, uy quyền đạo đức hay uy quyền tổ quốc, để nói chuyện. Tại sao chúng ta lại phải bắt đầu bằng một sự thừa nhận uy quyền. Tại sao ta không nhìn thẳng về con người, con người của chính ta và của những người xung quanh ta. Tôi đã nói đến con người như một hợp thể ngũ uẩn. Tôi đã nói đến con người như một hợp thể sinh tâm lý. Tôi đã nói đến lý tưởng, trí tuệ, tình yêu và tôn giáo như những nhu yếu của hợp thể sinh tâm lý ấy. Tôi có thể bị một số các nhà tôn giáo và đạo đức la mắng, nhưng tôi nghĩ có lẽ vì đúng ở miếng đất rất nhân bản này mà tôi có thể trò chuyện với em. Trong đạo Phật, tôi đã học được tư thái tự do không thần phục một uy quyền nào, không lấy một nhận định siêu hình nào làm khởi điểm cho sự tìm hiểu các vấn đề của sự sống. Vậy tôi đã bắt đầu từ sự quan sát những thực tại sinh tâm lý của con người và không chịu để cho một ý niệm siêu hình một nguyên tắc đạo đức sẵn có nào hướng dẫn vào khuôn khổ. Nhưng mà từ đó đi tới chúng ta cũng hiểu được nguyên do của những thành kiến và cố chấp đã từng làm cho chúng ta khổ đau. Chúng ta đã bắt đầu bằng những gì gần gũi nhất và nhân bản nhất để đi tới. Đi tới đây không phải là đi tới lĩnh vực siêu hình nhưng mà đi tới một nhận thức không thành kiến và khỏe mạnh về những gì gần gũi nhất và nhân bản nhất. Mắt chúng ta không cần phải rời khỏi những thứ ấy và chính do đó mà ta tìm thấy chúng là mầu nhiệm, là linh diệu, là tất cả. Sự sống quý báu và trong sự sống không có cái gì xấu xa, thắp thỏi, đáng khinh thường. Chỉ có sự Chết mới là xấu xa và thắp thỏi, đáng đánh bại mà thôi. Tình trạng đen tối xấu xa là dấu hiệu của một sự đe dọa sự sống, hiện tượng khoắc khoải, thất vọng, cô đơn của tâm hồn là những thắng lợi của ảo tưởng, của cái Chết trên sự Sống. Con đường thoát là con đường trí tuệ , con đường khởi sự từ trầm tĩnh lắng lòng để đi đến sự xóa bỏ ảo giác vô minh, một nhận thức có tính cách bản lĩnh và do đó có tính cách lạc quan. Tâm ta là chủ động, và tất cả vạn sự tùy thuộc lớn lao ở nhận thức Em hãy tươi cười , nhờ nụ cười ấy mà chúng tôi cũng sẽ tìm thêm được sự tin tưởng. Chúng ta sinh ra từ quê hương; được quê hương, được mẹ cha, được Ca dao và những câu hát câu hò nuôi dưỡng. Và vì thế chúng ta có tình yêu sâu đậm và lớn lao. Tình yêu ấy biểu hiện sẽ đưa ta ra khỏi bản ngã cô đơn, cũng như sự thoát xác dần dần của trí tuệ sẽ đưa ta đến giữa lòng nhân loại và vũ trụ. Nhân loại, và gần hơn là tổ quốc, bao trùm tình yêu đất nước, tình yêu ngôn ngữ, tình yêu của những người thân thuộc. Em mới có hai mươi tuổi trên vai. Tình thương sẽ cho em thấy tình trạng đất nước, nhân loại, tình thương sẽ dạy em hành động. Hành lý của em đã đầy đủ. Hiên ngang trong tự do, em hãy lên đường. Chân lý sẽ đón chờ em trên quá trình lột xác thường xuyên của nhận thức và của hành động./.

Nói Với Tuổi Hai Mươi (7) : Tôn giáo

Nói Với Tuổi Hai Mươi
Thiền sư Nhất Hạnh
Sàigòn – Lá Bối – 1966
--------------------------------------------------------------------------------



Tôn giáo

Tôn giáo là sự cảm thông nối kết. Tôn giáo không thể là những lớp thành trì phân cách con người với con người, và thế hệ của em có trách nhiệm hoàn thành công cuộc giải phóng cho con người ra khỏi thái độ tự giam hãm trong những nhận thức có tính cách cố chấp và cuồng tín. Công cuộc giải phóng đó đã được bắt đầu từ lâu, đã được nỗ lực thực hiện, nhưng chưa được hoàn tất. Nhận thức của con người về tôn giáo đã được thay đổi một cách đáng kể nhờ sự tiến bộ của khoa học, triết học và xã hội học. Chúng ta nên phân biệt tôn giáo và nhận thức của con người và tôn giáo. Đức KYTÔ, đức THÍCH CA và bản ý của các bậc thánh nhân ấy đã được từng thời đại từng địa phương quan niệm và nhận thức một cách khác nhau, và những nhận thức và quan niệm đó chưa hẳn đã là đúng với bản ý các Ngài. Có một bữa tôi thấy trong hàng sách một cuốn viết về thần học nhan đề « Thượng Đế của anh quá nhỏ bé » « Your God is too small ». Thượng Đế thì không bé nhỏ, nhưng Thượng Đế của anh, Thượng Đế của nhận thức anh thì phải bé nhỏ. Bởi vì quan niệm và nhận thức của anh có thể còn ấu trĩ, sai lạc. Cho nên ta có thể nói đến những tiến bộ của tôn giáo, hoặc rõ ràng hơn là những tiến bộ của con người trong phạm vi nhận thức tôn giáo, thái độ tôn giáo và hành trì tôn giáo. Những tiến bộ ấy được trông thấy ở khắp mọi tôn giáo và nhờ đó những người theo tôn giáo càng ngày càng tỏ ra khiêm cung hơn,cẩn trọng hơn và khoan dung hơn. Cuồng tín và cố chấp là những gì nặng nề và hủ bại nhất mà tôn giáo phải đả phá. Những nỗ lực liên tục của CƠ đốc giáo chẳng hạn trong mấy mươi năm gần đây điển hình nhất là phong trào Oecuménique và công đồng Vatican là những dấu hiệu của sự thao thức thường xuyên để khế cơ hóa tôn giáo trong những điều kiện trí thức và tình cảm của đời sống mới.

Tôn giáo đã có mặt từ buổi bình minh của lịch sử nhân loại, và đã là một nhu yếu lớn của đời sống nhân loại. Tuy vậy, tôn giáo của hôm nay không phải là tôn giáo của ngày hôm qua, và tôn giáo của ngày mai cũng sẽ không phải là tôn giáo của ngày hôm nay. Điều nầy là một sự thực lịch sử. Nghiên cứu lịch sử tôn giáo bằng nhân chủng học, tâm lý học và xã hội học chúng ta thấy ngay điều đó, rằng tôn giáo không có bản chất cố định, bản chất của tôn giáo không thuần nhất, nó thay đổi tùy thuộc thời gian và địa phương, tùy thuộc những điều kiện sinh hoạt của từng xã hội. Những tôn giáo có tính cách cổ sơ ( religionprimitive ) nhằm đến sự thỏa mãn những nhu cầu khẩn bách nhất của con người; chống lại đói, lạnh, bệnh tật,chết chóc. Khoa học kỹ thuật chưa phát triển, chưa bảo đảm được cho con người chống lại những thứ ấy thì con người còn cần đến thần linh, đến ma thuật, đến tôn giáo. Nền y tế hương thôn ở Việt Nam một khi có cơ sở và đã phát triển đúng mức chẳng hạn, thì các thần linh như ông địa, ông táo bà mụ, tà Phạm Nhan, và trăm thứ thần linh khác phải dần dần rút lui. Chất quinine đi tới đâu thì tà ma vắng mặt bớt đi tới đó. Trong lịch sử tôn giáo những vị thần linh lớn càng ngày càng được tôn sùng, càng nắm được quyền chỉ huy các vị thần linh nhỏ bé hơn. Từ đó xuất hiện thứ tôn giáo đế quốc(religion impériale) hay tôn giáo quốcgia (religion nationale) mà tín ngưỡng được xem như là căn bản của kỷ luật quốc gia. Thần linh của các tôn giáo nầy có nhiệm vụ bảo trợ cho một quốc gia, làm cho quốc gia đó cường thịnh và ủng hộ cả cho những quốc gia đó trong việc chiến đấu tự vệ hoặc xâm lăng. Mỗi khi một quốc gia này thắng được một quốc gia nọ thì thần linh của tôn giáo nầy cũng thắng được thần linh của tôn giáo nọ. Tôn giáo với chính trị gắn liền với nhau, không thể tách rời ra được. Sau đó, xuất hiện những tôn giáo tiến bộ (religion avancée) - vượt khỏi biên giới quốc gia và có tính cách tôn giáo đại đồng. Những tôn giáo nầy có khuynh hướng đi vào tâm linh nhắm tới thỏa mãn các nhu yếu tâm linh chứ không nhắm tới sự thỏa mãn các nhu yếu cấp bách của thân thể như trongcác tôn giáo cổ sơ, những nhu yếu chính trị như trong các tôn giáo quốc gia nữa. Chúng ta thấy có những tôn giáo nghiêng về cứu thế (religion sotériolorique) những tôn giáo nghiêng về nghĩa vụ ( religion déontologique ) và những tôn giáo nghiêng về triết học(religion philosophique).Ở các tôn giáo này, con người có quyền chọn lựa chứ không như ở các tôn giáo chưa tiến bộ; bởi vì ở đây các tôn giáo đã nghiêng về sinh hoạt nội tâm hơn là sinh lý và xã hội. Tuy nhiên trong các tôn giáo này, ta vẫn còn thấy dấu vết lưu lại của những tôn giáo cổ sơ và quốc gia.

Đó không phải là bản ý của người sáng lập tôn giáo, đó là dấu hiệu của những nhu yếu sơ đẳng đang còn. Trong đạo Phật chẳng hạn, có nhiều tín đồ còn cúng Phật để cầu mạnh khoẻ, làm ăn phát đạt , trong đạo Cơ Đốc, nhiều tín đồ vẫn còn nghĩ đến thực phẩm như là một ân huệ của Thượng Đế và đó không phải là bản chất thực của những tôn giáo tiến bộ.

Tôn giáo còn tiến bộ nhiều nữa trong đà tiến bộ chung của nhân loại cùng với những tiến bộ về tư tưởng, khoa học và kỹ thuật. Mà tôn giáo cần thiết cho con người. Vì vậy ta có bổn phận thúc đẩy sự tiến bộ của con người về nhận thức và thái độ tôn giáo, khiến cho tôn giáo giữ được vai trò nuôi dưỡng phát triển tâm linh của con người và đừng bao giờ còn trở nên những chướng ngại, những thành kiến cố chấp và cuồng tín cản trở sự tiến bộ và giải phóng của con người toàn diện. Trong một tôn giáo, bao giờ cũng có một thiểu số người can đảm, có nhận thức cởi mở, đi tiên phong trong sự khám phá và nhận thức. Cho nên em hãy tìm đọc những nhà đạo học và thần học nổi tiếng nhất để có thể đứng ở chỗ đầu đường mà nhìn về phía chân trời tương lai của những tôn giáo. Em hãy đọc những người như Jacques Maritain, như Nicolas Berdyaev, như Martin Buber, như Paul Tillich, như Nagarjuna, như Karl Barth, như Asangha, như Thân Loan, như Thái Hư, như Vivekanada, như Hư Vân... Đọc những người như thế, ta thấy tôn giáo cao cả, thâm sâu, bao la. Ta thấy phần đông những người theo tôn giáo đều đi sau rất xa; đơn giản, lười biếng và ỷ lại về suy tư thực chứng cho nên dễ cố thủ, hẹp hòi và cuồng tín. Nếu em có tôn giáo, em sẽ không thể như họ. Em sẽ học hỏi về tôn giáo để thấy phần thâm thúy và siêu tuyệt của nó, để lấy những chất liệu quý báu vô hại của nó làm món ăn cần thiết cho tâm linh em. Em hãy đóng góp vào công cuộc khai phá và thực hiện, động cơ của tiến bộ tôn giáo. Nếu em chưa có một đức tin nào thì em hãy thận trọng đối với vấn đề tôn giáo. Tôn giáo, người ta nói, cũng như tình yêu. Cho đến khi chưa yêu, em không hiểu được tình yêu, và em thấy tình yêu là lố bịch. Đọc một bức thư tình, em thấy buồn cười. Nhưng mà ngôn ngữcủa những bức thư tình chỉ có nghĩa đối với những người trong cuộc, dù bức thư tình ấy bắt đầu bằng “Thưa quý nương...” Người có đức tin, theo Barth, và cả Buber nữa, là người đã nghe tiếng gọi của Tình Yêu và đã đáp lại không phải bằng một sự chấp thuận, mà bằng cả con người mình. Phần lớn, người ta theo tôn giáo vì truyền thống gia đình, vì địa lý, vì tập tục...Nếu em sinh ra ở Ấn Độ, em có nhiều cơ hội để là một người theo Ấn Độ giáo. Sinh ra ở Mỹ thì Tin Lành. Ở Nhật bản thì Phật giáo hay Thần Đạo... Nghĩ như thế để khiêm nhượng, để cởi mở, để sẵn sàng học hỏi và trao đổi Dù có đức tin tôn giáo hay không có đức tin tôn giáo, em cũng cần tìm hiểu học hỏi về các tôn giáo, và nhất là các tôn giáo có mặt tại Việt Nam. Nên tập nhìn các tôn giáo như những thực tại văn hóa và xã hội, như những di sản văn hóa xã hội, những nguồn tiềm năng của nhân loại, của đất nước. Phải tìm hiểu và bồi đắp các tôn giáo để các tôn giáo có thể hướng về sự thúc đẩy tiến bộ xã hội, như chúng ta tìm hiểu bồi đắp và sử dụng các tài nguyên quốc gia. Hãy xem các tôn giáo như những tiềm lực có thể xây dựng con người về phương diện tâm linh và xã hội. Tôn giáo không ít quan trọng hơn những miền cao nguyên trù phú, những miền đồng bằng bao la, những con sông tưới tẩm, những thác nước có thể biến thành điện lực. Phải bồi đắp, nuôi dưỡng và sử dụng các tiềm lực tôn giáo trong mục đích phụng sự con người. Thế hệ em phải đánh tan sự kỳ thị, bưng bít. Thế hệ em phải thực hiện tinh thần hòa đồng, nghĩa là hòa hợp mà không phải đồng hóa, giữa các thực tại văn hóa và tôn giáo. Em phải mở rộng nhận thức tôn giáo và vượt thái độ giáo điều. Hãy mang niềm tin yêu đến gặp các bạn không đồng tôn giáo với các em và sẵn sàng cộng tác. Nguyên tắc căn bản là: những hoạt động nhân danh tôn giáo phải là những hoạt động xây dựng cho cuộc đời, làm cao đẹp cho con người chứ không phải là những hoạt động nhằm bành trướng thế lực và quyền lợi riêng tư cho một bản ngã tôn giáo. Nghĩa là hãy đồng ý rằng tôn giáo là nhu yếu của con người, phải phục vụ con người, chứ không nên để con người chết chóc chia rẽ khổ đau vì phải phục vụ cho những giáo điều tôn giáo, những nhận thức độc quyền về tôn giáo... Nắm được then chốt ấy em sẽ thấy tôn giáo trở nên đẹp như một người yêu. Trong buổi họp mặt với các bạn em có thể đem người em yêu tới giới thiệu cùng mọi người: ai cũng vui vẻ, ai cũng chấp nhận, ai cũng mừng cho em có lý tưởng, có đức tin, có nơi nương tựa tinh thần. Ai sẽ còn giữ sự kỳ thị?

Không khí tôn giáo vẫn còn nặng nề, trong lúc này, và điều đó trông cậy ở sự cố gắng, thái độ cởi mở và tôn trọng của em. Phải làm sao cho mọi ngôi chùa, mọi tu viện, mọi giáo đường trở nên những bông hoa im lìm đẹp nhất của đất nước. Và làm sao cho những cộng đồng tôn giáo đều hướng về sự phát triển đời sống toàn diện của con người, làm sao cho mọi tôn giáo gặp nhau trong thái độ thực sự nhân bản, không lấy những nhận thức độc quyền về tôn giáo - những giáo điều, mà lấy con người làm đối tượng và cứu cánh.

Nói Với Tuổi Hai Mươi ( 6) : Thương yêu ( tt )

Nói Với Tuổi Hai Mươi
Thiền sư Nhất Hạnh
Sàigòn – Lá Bối – 1966
--------------------------------------------------------------------------------



Thương yêu ( tiếp )

Tình yêu có nghĩa rộng cho nên bản chất của tình yêu không thuần nhất. Tình yêu của con cái đối với cha mẹ chẳng hạn, lúc đã khôn lớn, không thể giống hắn như khi còn ấu thơ. Tôi muốn đàm luận đến tình yêu nam nữ ở đây nhưng tôi ngại em sẽ cho rằng tôi không có thẩm quyền bàn về nó.

Tôi không nhận rằng tôi có thẩm quyền, thực vậy, nhưng tôi nghĩ sẽ ít có ai tự cho là mình có đầy đủ thẩm quyền để nói về luyến ái. Tôi cho rằng ở tuổi em vấn đề luyến ái là một vấn đề lớn có liên hệ tới những vấn đề lớn khác và tôi chắc rằng em cũng đã có quan niệm của em. Tôi chỉ muốn trao đổi với em một ít nhận xét và hiểu biết. Ở tuổi em tình yêu nam nữ là một tiếng gọi lớn có khi lấn át những tiếng gọi khác. Tôi nói lấn át chứ không nói tiêu diệt. Ở tuổi em, em thấy rõ ràng tiếng gọi luyến ái mạnh hơn tiếng gọi của tình yêu cha mẹ. Điều đó không hẳn đã là một sự bội bạc. Ở cái tuổi đó tình nặng hơn hiếu, bởi vì tình là tình mà hiếu chỉ là hiếu, nói khác hơn tình là một thứ tình mới mà hiếu là một thứ tình đã nhạt bớt chất tình và thêm vào chất bổn phận, ân nghĩa. Như tôi đã nói, tình yêu có tác dụng rất lớn có thể chữa lành cho em nhiều thương tích nặng nề và giúp em thực hiện được việc lớn nữa nếu em biết chuẩn bị đón chờ nó, biết cách nhận diện nó, đi đôi với nó, bảo vệ, nuôi dưỡng và hướng dẫn nó. Tôi nghĩ rằng vào tuổi hai mươi người ta có thể chưa có đủ chín chắn và khôn ngoan để nuôi dưỡng và bảo vệ tình yêu nhưng không phải vì thế mà em phải coi tình yêu như một điều cấm ky. Chắc chắn là em sẽ vấp váp, khổ đau; nhưng không sao, nếu em biết rút kinh nghiệm để học tập và xây dựng cho tình yêu.

Tôi cho rằng không có một thứ tình cảm nào mà không có liên hệ đến sinh lý, kể cầm lòng thương xót, kể cả tình mẹ thương con. Chúng ta sinh ra như một hợp thể ngũ quan, vậy những nhu yếu của chúng ta đã được viết sẵn trong bản chất của hợp thể ấy, trong đó có phần sinh lý. Một bà mẹ yêu con, không thể sung sướng được một cách hoàn toàn nếu không được ôm con vào lòng mỗi khi bà muốn. Thấy một đứa trẻ mũm mĩm và ngoan ngoãn, ta cũng ưa gọi nó lại gần, hoặc bế nó. Thấy một đứa bé ngỗ nghịch, dơ bẩn, hôi hám mắt mũi lèm nhèm, ta không có cái ước muốn đó. Ngũ uẩn ta ưa thích những gì ngọt ngào, êm dịu, tươi mát, đằm thắm, đẹp đẽ. Đó là những nhu yếu tương đối gần nhất. Khi nào trí tuệ và tình cảm ta có những nhu yếu khám phá và yêu thương cao cả, thì tiếng gọi của những nhu yếu ấy sẽ thắng tiếng gọi của những nhu yếu gần gũi kia, và ta sẽ chấp nhận sự mệt nhọc, lo âu chịu đựng. Tình yêu nam nữ khởi sự là một nhu yếu gần gũi nhất với hợp thể ngũ uẩn còn mang nặng tính chất hưởng thụ nhưng có thể vươn tới giai đoạn tình cảm và nhận thức rất xa để biến thành cao cả, bất chấp những nhu yếu ban đầu. ở giai đoạn này con người có thể khinh thường sự hưởng thụ và chấp nhận được sự hy sinh, cũng như trong tình yêu tổ quốc và tình yêu danh dự. Khởi đầu, nó là một đam mê có tính cách ngũ uẩn tổng quát: chúng ta ưa chuộng những màu sắc đường nét, những cái duyên, những tài ba, những đức hạnh. Và nằm dưới những ưa chuộng đó là nhu yếu tự nhiên của sự bảo tồn chủng loại. Vậy tình yêu nam nữ bắt gốc trước tiên từ những nhu yếu sinh lý căn bản, gửi những cái rễ lớn trong các môi trường nhu yếu thẩm mỹ, trí tuệ, lý tưởng, ý chí và đạo đức để trưởng thành lớn lao Tính chất của tình yêu sẽ tùy thuộc ở những chiếc rễ nằm trong các môi trường đó. Nếu chiếc rễ ở môi trường sinh lý là chiếc rễ thu hút nhiều chất dinh dưỡng nhất thì cây tình yêu sẽ nặng về sinh lý. Nếu chiếc rễ ở môi trường lý tưởng thu hút nhiều chất dinh dưỡng nhất thì cây tình yêu sẽ nặng về lý tưởng v.v.. Không có trường hợp nào giống trường hợp nào. Chỉ có một vấn đề quan trọng? Tình yêu phải thực là một nhu yếu, Nghĩa là một nhu yếu nhắm tới sự xây đắp bảo vệ và mỹ hóa cho sự sống. Một đam mê làm xáo trộn sự sống, tàn phá sứckhỏe, tàn phá trí tuệ, tàn phá lý tưởng thì không phải thực sự là một nhu yếu của sự sống mà là một sức phá hoại. Đó là nguyên tắc phải theo. Nếu tình yêu mà mang dáng dấp của đau ốm, của u sầu, của sự chết thì đó là triệu chứng của một sức phá đổ. Như tình yêu mà khiến cho ta yêu đời, hăng hái, can đảm, cường tráng, biết hy sinh, thì đó là sự có mặt của sự xây dựng. Em hãy theo tiêu chuẩn đó để chuẩn bị, để nhận diện, đế đối phó, để bồi đắp, yếu tố lý trí có mặt trong tình yêu bởi vì một tình yêu đích thực là một tình yêu gói trọn bản thể em- nghĩa là khi yêu, em đem hết con người của em để đáp lại tiếng gọi của tình yêu, và như thế sắc thân, cảm giác, suy tưởng, ý chí và nhận thức đều có mặt. Nói tóm lại tình yêu phải biểu lộ sự sống vươn lên. Tình yêu chống lại với sự chết, và mạnh hơn sự chết. Tình yêu có quá trình sinh trưởng và hoại diệt của nó nên cũng giống như một cái cây cần được vun bón, tưới tẩm, che chở. Sự khôn ngoan, bản lĩnh và ý thức ở đây rất là cần thiết. Nếu em vụng về thì em sẽ làm đổ vỡ lung tung và em sẽ kết luận rằng yêu là khổ.Thực ra yêu cũng là khổ đấy, nhưng mà hầu hết những cái khổ kia đều do em tạo ra chứ chúng không phải là những cái khổ tất yếu phải có trong bất cứ tình yêu nào. Yêu thương theo nghĩa rộng là không công nhận ranh giới của một cái bản ngã. Tất cả mọi hiện tượng, kể cả con người, đều chỉ là những trung tâm quy tụ của nhũng điều kiện.Ví dụ cái bàn. Cái bàn chứng minh bằng tự thân nó, nơi tự thân nó sự có mặt của gỗ, của cưa, của đinh, của búa, của thời gian, của không gian, của người thợ mộc v.v.. Ngoài những điều kiện đó thì không thể có cái mà ta gọi là bàn. Vậy cái bàn chỉ có thể là cái bàn trong liên hệ nhân duyên với vũ trụ, chứ không thể là một cái bản - ngã - không - liên - hệ - gì - hết với những cái khác. Ý tưởng về bản ngã và ranh giới về bản ngã là nguyên do của sự cô đơn trống trải. Bằng con đường khám phá hoặc bằng con đường thương yêu, ta phá vỡ ý tưởng đó để thể nhập vào vũ trụ trong tương quan tồn tại của các hiện tượng trong nó. Vậy yêu thương, dù là chỉ yêu thương mới có một người, cũng là phá vỡ ranh giới tưởng tượng về một bản ngã để vươn tới nhận thức về sự tồn tại của một trong tất cả và của tất cả trong một. Do đó mà hôn nhân không phải là biện pháp thiết yếu để giải quyết tâm trạng cô đơn. Chỉ có tình yêu, bất cứ tình yêu nào, miễn là tình yêu lành mạnh, mới có thể giải quyết được cô đơn. Và cái cô đơn của con người chỉ có thể biến mất một cách tuyệt đối khi con người thấy mình sống trong hòa điệu lớn của vũ trụ, nghĩa là hiểu biết tất cả và thương yêu tất cả. Hôn nhân không có tình yêu, hoặc hôn nhân chấm dứt tình yêu thì chỉ là một hình phạt, chỉ là tăng thêm sự cô độc. Cho nên chinh phục một người để cùng đi đến hôn nhân, điều nầy rất gần với sự hùn vốn làm ăn, không khác gì đi quảng cáo để tìm người góp cổ phần. Tôi không chống đối gì sự làm đẹp và sự phô trương tài ba cốt để cho người kia say mê mình. Để chinh phục một người khiến cho người đó yêu mình, con trai cũng như con gái có ngàn vạn cách khác nhau, nhất là con gái, vì phái nữ đã được yểm trợ quá đầy đủ trong công tác này. Số lượng của những gian hàng cung cấp mọi thứ làm đẹp cho phụ nữ cũng đủ chứng minh cho điều đó. Tôi không chống đối bất cứ một phương tiện nào miễn là những phương tiện kia không làm tổn thương danh dự và nhân phẩm mình. Nhưng tôi nghĩ rằng những phương tiện ấy không đủ để nuôi dưỡng bảo vệ tình yêu. Như tất cả những cố gắng của em chỉ là để làm xong được giấy hôn thú thì tôi cho là bi thảm quá. Hôn nhân không giải quyết được nhiều chuyện đâu. Hôn nhân, trong trường hợp này, giết chết tình yêu hoặc ảo tưởng tình yêu. Người con gái có thể thấy nhược điểm hiếu sắc của người con trai, và có thể chịu theo thị hiếu thay đổi của người con trai bằng cách chải đầu ba kiểu trong một ngày và thay áo bốn lần trong một buổi chiều. Nhưng liệu em có làm như thế được cả đời không, và liệu em làm như thế có đủ không. Tôi không tin là đủ. Muốn có tình yêu đẹp đẽ và bền chặt những người yêu nhau phải biết xây đựng cho nhau. Nếu không, tình yêu sẽ được giới hạn lại trong sự ưa thích mới lạ về hình thức và trong hưởng thụ đổi chác. Từ điểm này, con người sẽ không vâng theo một quy luật nào nữa và xã hội sẽ rối loạn khi tình yêu được định nghĩa như sự đam mê sắc dục. Hiện tượng này sẽ phát hiện toàn diện khi tình yêu theo nghĩa đẹp nhất của nó vắng mặt hoàn toàn trong lĩnh vực con người. Có người sẽ nói “tôi không cần cái tình yêu hiểu theo nghĩa đẹp đó, tôi không theo một quy luật nào cả”. Thực ra, tôi cũng không viết những dòng này với mục đích bảo vệ một quy luật. Nhưng tôi nghĩ có hai điều cần được đàm luận. Điều thứ nhất là nhân danh sự sống tươi đẹp ta phải nhận thức rằng sự đam mê sắc dục không vâng theo một quy luật nào cả sẽ kéo theo sự ốm yếu và thấp kém của tinh thần lẫn thể xác. Điều thứ hai là sống trong xã hội không phải như sống một mình trong rừng sâu: ta phải vâng theo một số quy tắc nào đó để duy trì trật tự và hạnh phúc cho đa số. Vậy có thể có những quy luật khác nhau ở những thời gian và địa phương khác nhau. Tôi thấy cái lối viện ra những mệnh lệnh siêu hình để thay thế, hoặc ít ra là để ủng hộ, cho những quy luật xã hội, hiện thời không còn có hiệu lực nữa. Chi bằng chúng ta xét đoán bằng trí tuệ ta trên nguyên tắc bảo vệ sự sống, bảo vệ ý nghĩa cao đẹp của sự sống, hiện tại và tương lai. Có phải em đồng ý rằng chỉ có một tình yêu trong sáng và lành mạnh mới giúp được em sinh lực và ý chí đi tới không? Có phải em đồng ý rằng thiếu tình yêu chân chính thì sự vương vấn vào sắc dục chỉ đem lại buồn chán, nghi ngờ và lụn bại không?

Không ai cấm em, trong khi yêu, tạo dựng thần tượng. Em nói: đời nầy yêu thì yêu chứ thần tượng thì không. Tôi nghĩ không phải như vậy. Nếu không còn thần tượng thì không còn là yêu. Có lẽ tôi cổ hủ mất rồi, nhưng biết làm sao? Nếu em đồng ý rằng trong khi yêu ta không tránh khỏi sự tạo dựng thần tượng thì em nên bắt đầu tạo dựng ngay thực chất cho thần tượng ấy. Chỉ có một cách làm cho tình yêu bền vững mãi, đó là giữ cho người yêu mãi mãi là nguồn cần thiết và ngọt ngào của mình. Một mình người yêu của em làm việc ấy thì nặng quá: em phải giúp sức người yêu của em. Và phải giúp một cách thật tế nhị. Công việc này chỉ cần kiên nhẫn và sáng suốt là được; trong tình yêu, em rất dễ ảnh hưởng đến người em yêu. Tình yêu sẽ trợ lực em. Mãnh lực của tình yêu rất lớn lao.

Trước hết, em nên hiểu rằng danh vọng, sắc đẹp và tài ba không thể bảo đảm được rằng đối tượng kia sẽ là nguồn cần thiết và ngọt ngào bất tuyệt của mình. Tìm ra được người thích hợp với em không phải là dễ dàng. Em phải biết nguyện vọng, sở thích, tính khí, kiến thức và lý tưởng của người đó, và xem những thứ đó có hợp với em không. Hợp không có nghĩa là giống mà chỉ có nghĩa là không xung khắc, là có thể bổ túc cho nhau. Những thứ đó sẽ là những mối dây liên lạc, hợp nhất, những chất liệu nuôi dưỡng tình yêu. Chính những đeo đuổi, những sở thích và những lo âu chung của hai người sau này sẽ là chất keo sơn gắn bó hai người với nhau, và gắn hai người với những người đồng tâm đồng điệu khác. Chính những thứ đó xua đuổi dần những bóng tối cô đơn vây phủ bản ngã. Lý tưởng chính nó là một thần tượng, do đó người yêu khôn ngoan bao giờ cũng đồng hóa hoặc liên hệ mình với lý tưởng của người mình yêu vì thế sẽ cũng bất diệt như thần tượng. Em sẽ không bao giờ mất người yêu nếu em sốt sắng với lý tưởng của người yêu. Có một người bạn trẻ bảo tôi, giọng đầy phẫn uất: tại sao tình yêu không thể tự nó là nó được mà phải nhờ đến những cái khác, như là ý tưởng, như là Thượng Đế...mới có thể tồn tại? Người bạn trẻ đã ghét cay ghét đắng câu nói của Saint Exupéry “yêu nhau không phải là nhìn nhau mà cùng nhìn vế một hướng”. Thực ra tôi không có nói gì giống Exupéry, tôi chỉ nói đến cách bảo vệ nuôi dưỡng tình yêu thôi, nhưng tôi cũng xin trả lời người bạn trẻ: không có cái gì có thể tự nó là nó được; cái gì cũng là hợp thể của nhân và duyên, nghĩa là của điều kiện. Cái này có nhờ cái kia có, cái này không thì cái kia không. Bản thân ta đã có thể tự nó là nó chưa, huống hồ tình yêu là một cái gì phát sinh từ bản thân ta. Không có cái gì có tự thể ; cái gì cũng phải nương trên những cái khác mới có thể có; cái gì cũng chỉ tồn tại trong liên hệ nhân duyên. Tình yêu cũng thế: anh có bổn phận nuôi dưỡng nó, nếu anh không muốn nó chết. Nếu Exupéry nói tình yêu nam nữ chỉ có thể tồn tại qua tình yêu đối với đấng Thượng Đế thì ông mục sư của André Gide trong cuốn La symphonie pastorale lại không nói ngược lại rằng «Lạy Chúa, đôi khi con có cảm tưởng rằng con cần tình yêu của nàng mới có thể yêu được Chúa” hay sao?

Nhất định là tình yêu phải nương vào những điều kiện khác mà hiện hữu.Ngày nào em không bồi đắp cho tình yêu thì ngày đó em làm cho tình yêu ngắn đi, yếu đi. Không phải leo lên chiếc xe đạp và đạp vài vòng thì chiếc xe có thể đi mãi như một chiếc xe gắn máy. Em phải tiếp tục đạp, dù là thong thả. Nếu em không đạp thì khi hết đà, chiếc xe sẽ ngã. Khi đó, tình yêu sẽ cạn như một dòng suối khô cạn và sự phụ bạc có thể là sẽ tới một cách tự nhiên, bởi vì em đã biết tình yêu là một nhu yếu.

Xã hội kết án nhưng xã hội không chịu xem xét những nguyên nhân nào đã đưa tới sự phụ bạc. Hậu quả là một cái gì phải đến sau nguyên nhân; hậu quả không đáng trách, chỉ có nguyên nhân là đáng trách.Tình yêu cũng như bất cứ một hiện tượng tâm lý nào khác, gồm có một chủ thể và một đối tượng. Luật yêu thương đòi hỏi chủ thể một khả năng yêu thương và ở đối tượng những điều kiện để đựợc yêu thương. Đối tượng không đáng yêu hoặc đáng yêu mà không tự bảo tồn được tính cách đáng yêu của mình, hoặc đáng yêu nhưng không chịu phát triển những tính cách đáng yêu của mình để đáp ứng với nhu cầu của chủ thể yêu thương thì đối tượng ằy sẽ tự mình rút lui ra khỏi giới hạn đối tượng và không thể đòi hỏi ở chủ thể một tính cách chung thủy. Lẽ giản dị là muốn được yêu thì phải đáng yêu. Tự hủy bỏ tính cách đáng yêu nơi mình đi tức là tự ý thôi không muốn được yêu thương nữa. Hơn thế, trong khi chủ thể thương yêu thăng hóa tiến bộ mà đối tượng không chịu cố gắng để cùng thăng hóa tiến bộ, nghĩa là để được đẹp thêm, sáng thêm thì chủ thể có thể bỏ xa đối tượng. Trong trường hợp này lỗi cũng tại đối tượng. Không thể đòi hỏi tính cách chung thủy của chủ thể.

Như vậy trách nhiệm hoàn toàn nằm ở đối tượng sao? Không hẳn đâu em. Chủ thể cũng chịu chung một phần trách nhiệm. Yêu thương mà không hiểu được đối tượng thương yêu, không giúp được đối tượng thương yêu tự bảo tồn được tính cách đáng yêu không làm phát sinh được nơi đối tượng một sức mạnh đi tới để thêm đẹp, thêm sáng, để kịp thời lên cao một lần với mình thì chủ thể cũng có lỗi. Bởi vì thương yêu là chịu hết trách nhiệm về người mình yêu thương. Cái lỗi của chủ thể là thương yêu không đúng, không sáng, không đủ chân thành, không đủ mầu nhiệm, không đủ sức mạnh để bảo tồn, nuôi dưỡng và hướng dẫn đối tượng. Và đó chính là chỗ đáng trách của chủ thể.

Nếu cả hai bên đều cố gắng bồi đắp tiến bộ theo luật đó thì thủy chung là một hoa trái đẹp tất nhiên phải có. Còn nếu một bên thiếu cố gắng - cũng có nghĩa là hai bên thiêu cố gắng - thì phụ bạc là điều có thể xảy ra. Cả hai bên đều đáng trách, tuy rằng một bên đáng trách nhiều hơn. Nếu em nắm được nguyên lý đó thì em không còn sợ hãi nữa. Không sợ hãi em, không sợ hãi ai. Không sợ hãi cuộc đời. Em có thể đánh bại được mọi đe dọa.

Tìm được một người mà em cót hể yêu với một tình yêu như thế, em nên biết rằng em đang sung sướng. Em hãy ý thức em đang ở vào một tuổi rất đẹp. Em đang được sống trong lòng tổ quốc có trời có mây, có chim cbướm, có sương mù buổi sớm, có sao trăng đầu hôm. Và em đang yêu, và đang được yêu. Với từng ấy điều kiện mà đâu phải chỉ từng ấy điều kiện- thì dù em đang có bao nhiêu vấn đề đi nữa em cũng là một người sung sướng thực sự rồi mà. Em nên nhắc em và nói cho người yêu của em biết là em đang sung sướng và may mắn hơn rất nhiều kẻ khác. Để em thận trọng đừng vụng dại làm đổ vỡ những gì quý báu em có trong tầm tay em. Thường thường khi mất đi một hạnh phúc người ta mới biết là hạnh phúc đó quý giá. Như hai con mắt chúng ta đây, có phải là lắm khi ta quên rằng chúng quý giá vô cùng hay không. Tôi có nói với em rằng chỉ có người mất thị quan rồi mới thấy tất cả sự quý giá của đôi mắt. Vậy em đang sung sướng. Những hiện tượng hờn giận, ghen tuông chắc chắn sẽ xảy ra, làm sao tránh được. Tôi không khuyênrem tránh chúng một chút nào, bởi vìrnhững hiện tượng ấy chứng minh rằng em đang yêu, và người yêu của em cũng đang yêu em tha thiết. Hãy đón nhận những hờn giận ghen tuông ấy mà phần nhiều đều là do quá yêu và do vô minh nữa gây nên. Phần lớn đều xuất phát từ những nguyên nhân nhỏ như hạt cát, hoặc những nguyên nhân nhỏ hơn hạt cát nữa, như sự hiểu lầm vô cớ, bóng gió. Vậy hãy bình tĩnh đừng để cho chúng trở thành lớn hơn hạt cát. Sau những cái giận nho nhỏ ấy, các em lại càng thương yêu nhau hơn, càng quý chuộng nhau hơn không sao. Nhưng mà đừng vụng về đừng nên làm lớn chuyện những gì nhỏ như hạt cát. Cái khôn ngoan cần thiết nhất là ý thức về sự quý giá của hạnh phúc, của sự may mắn. Có sự khôn ngoan ấy rồi, em trở nên một người yêu chín chắn và tình yêu sẽ bền vững.

Và nếu em đã sung sướng thì em hãy nghĩ đến chúng tôi, đến kẻ khác. Tình yêu của em sẽ nhờ đó mà bền vững hơn lên và chúng tôi cũng sẽ nhờ đó mà sung sướng hơn lên.

Nói Với Tuổi Hai Mươi (5) : Thương yêu

Nói Với Tuổi Hai Mươi
Thiền sư Nhất Hạnh
Sàigòn – Lá Bối – 1966
--------------------------------------------------------------------------------



Thương yêu

Tôi cũng ưng định nghĩa thương yêu như một trong những nhu cầu trọng yếu của con người nên tôi không chịu người ta nói đến bổn phận thương yêu. Ví dụ cha mẹ có bổn phận phải thương yêu con, hay loài người phải có bổn phận phải thương yêu nhau, hoặc con người có bổn phận phải thương yêu đấng Tạo hóa. Tôi nghĩ thương yêu là một cái gì tự nhiên, không thể bắt buộc, không thể nói là một bổn phận. Không ai có thể bắt tôi thương yêu được một đối tượng mà tôi không thể thương yêu, mà tôi không muốn thương yêu. Tuy nhiên nếu có lúc ta không thấy được chính những nhu yếu của chúng ta thì cũng có thể có lúc ta không thấy được rằng ta vốn có sẵn tình thương yêu với đối tượng mà hiện nay ta không (hoặc chưa) cảm thấy yêu thương. Vì lý do đó cho nên người ta có thể đánh thức dậy tình thương yêu sẵn có ở trong ta đối với một đối tượng nào đó bằng cách chỉ cho ta thấy rõ đối tượng đó hơn hoặc bằng cách khai mở và hướng dẫn cho nội tâm ta. Nhưng công việc này chỉ có thể thành công khi quả nhu yếu kia là một cái gì thực có, tiềm tàng trong ta. Ví dụ có một người mẹ ghẻ chưa bao giờ thực sự yêu con, và suốt trong đời sống của người con, người mẹ ghẻ kia chỉ là hình ảnh của một ác mộng dài thì dù ta có khuyên bảo gì đi nữa, người con cũng không thể nào thương yêu bà mẹ kia với tình con thương mẹ được. Trong thực tế, chúng ta thấy có những đứa con thương yêu bà mẹ nuôi một cách thắm thiết trong khi không muốn công nhận bà mẹ đẻ của mình. Như thế là vì trong cuộc đời ấu thơ của chúng, trong những lúc đau khổ của chúng, bà mẹ nuôi đã đến như một dòng suối ngọt, như một bóng mát. Khổ đau, ngọt bùi, ân nghĩa và kỷ niệm đã là miếng đất trong đó hạt thương yêu đã được gieo và được mọc. Tình thương rõ rệt là một nhu yếu. Sở dĩ lắm lúc con người tỏ ra bất nghĩa, vô tình là vì có những cái màn vô minh nào đó, hoặc một tâm trạng u sầu, lo lắng, bực dọc hay đam mê nào đó tới che lấp đi mà thôi. Những tâm trạng đó lắng xuống, những tấm màn kia lột đi thì nhu yếu thương yêu nọ lại được phát hiện rõ ràng trở lại.

Có người nói rằng hạnh phúc chỉ là một danh từ hoa mỹ không có thực chất, người ta chỉ có nhiều ao ước mà không bao giờ đạt tới được. Tôi thấy điều đó là không đúng, và tôi nghĩ rằng chỉ vì quá tham lam quá dại khờ và quá vô minh cho nên người ta mới không thấy được hạnh phúc, hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại. Trong chúng ta bất cứ ai cũng đã có trong tầm tay mình một số lượng hạnh phúc nào đó, nói đúng hơn là một số điều kiện nào đó của hạnh phúc, mà ta có khi không biết. Cố nhiên là trong lúc ấy chúng ta cũng có thể có những niềm đau khổ của chúng ta, những niềm đau khổ phần nhiều do nhận thức của chúng ta tạo nên. Chỉ cần mở mắt ra, chỉ cần nhận thức cho chính xác, chỉ cần có ý thức về những hạnh phúc mà chính ta đang có thì ta đã trông thấy được diện mục của hạnh phúc rồi. Một bà mẹ ngọt ngào như dòng suối, một buổi mai thơm mát và lành mạnh, một mẩu xanh của núi rừng, ruộng đồng, hay biển cả, một buồng phổi tốt không nám cũng không có lỗ thủng, một bàn tay có thể làm phát ra bất cứ một âm thanh nào hoặc trong suốt như ngọc thạch hoặc cao vút như sao trời, một người bạn có thể trao đổi tâm tình, một cuốn sách chứa đầy một kho hiểu biết, một tờ lá thắm, một dòng nước trong... và nhiều nữa, nhiều không đếm xiết, tất cả đều có thể là những nguồn hoan lạc chỉ chờ ta mở rộng tâm hồn đón lấy. Yếu tố lớn nhất để tạo nên hạnh phúc là ý thức về hạnh phúc. Có những kẻ sống trong thiên đường mà không biết mình sống trong thiên đường, cứ dại dột tạo cho mình một thế giới bất mãn bực dọc - thế giới của cố chấp, hẹp hòi, tham lam và vội vã. Yêu tố thứ nhì của hạnh phúc là biết rõ được con người của mình có những nhu yếu nào trong lĩnh vực khám phá và thương yêu và hướng về sự thực hiện những nhu yếu ấy những nhu yếu đích thực là nhu yếu, nghĩa là những nhu yếu bảo vệ và bồi đắp sự sống, sự vươn lên của mình. Như thế, sức khỏe, trí tuệ và tình thương, những hoa trái gặt được sẽ là dấu hiệu của hạnh phúc chân thực.

Càng khám phá càng hiểu biết con người càng thoát khỏi cái vỏ bản ngã chật hẹp và nghèo nàn của mình để vươn tới thể nhập với những hiện tượng khác trong vũ trụ, cùng có tính cách phóng khoáng bao la như vũ trụ.

Trong ngôn ngữ Pháp, chữ comprendre có mang ý nghĩa ấy. Com là cùng với mình, prendre là nắm lấy.Và như thế hiểu biết một vật gì là mình cùng đồng nhất với vật ấy - cũng có nghĩa là nới rộng bản ngã của mình ra tới vật ấy. Thương yêu cũng vậy, càng thương yêu con người càng thoát khỏi cái vỏ bản ngã chật hẹp và nghèo nàn của mình để vươn tới thể nhập với những hiện tượng khác trong vũ trụ, cùng có tính cách phóng khoáng bao la như vũ trụ. Thương yêu cũng là nới rộng bản ngã mình tìm tới đồng nhất với đối tượng. Và đối tượng càng to rộng thì mình càng trở thành to rộng.

Nếu khám phá và hiểu biết là một nguồn hạnh phúc thì thương yêu cũng là một nguồn hạnh phúc- hạnh phúc trong ý nghĩa thỏa mãn được nhu yếu của mình. Hạnh phúc, về phương diện tình cảm, là yêu thương và được yêu thương... Được thương yêu là ngọt ngào, nhưng yêu thương không phải chỉ là ngọt ngào Yêu thương cần nhiều nỗ lực, cần nhiều can đảm, cần nhiều chịu đựng. Yêu thương là chịu trách nhiệm, là che chở, là lo lắng, là hy sinh; tất cả những thứ đó đều là những yếu tố cần triệt để thương yêu, nghĩa là để thỏa mãn nhu yếu thương yêu, nhu yếu vươn tới đồng nhất với đối tượng. Người đầu tiên dạy cho ta yêu thương là bà mẹ. Ta sinh ra đời nhỏ bé, mong manh, yếu đuối, không có khả năng tự vệ. Những cảm giác đói, khát, đau đớn, thiếu thốn của chúng ta được mẹ hiểu, được mẹ lo lắng, được mẹ đối phó. Ta cần mẹ, ta thiếu mẹ và ta yêu mẹ. Khi ta cần mẹ, thiếu mẹ ta chỉ cần mở miệng khóc. Mẹ xuất hiện liền bên nôi như một thiên thần. Ta cảm thấy đầy đủ sung sướng. Vậy tình yêu phát xuất từ sự cần thiết, từ sự thiếu thốn, từ sự đau khổ. Tình yêu được hình thành rồi lớn lên trong đắng cay, trong ngon ngọt, trong kỷ niệm và trong ân nghĩa. Sự ngọt ngào tự nó không thể hiện hữu. Sự ngọt ngào phải nương trên sự đắng cay, sự khao khát. Một ly nước chanh không thể ngon nếu không có sự khát nước. Khi ta lớn lên, mạnh chân khỏe tay, có đủ sức tự vệ, ta ít cần đến cha mẹ hơn, và theo lý, ta ít yêu cha mẹ như xưa. Nhưng mà cái nguồn suối ngọt ngào ấy ít khi khô cạn. Nếu ta trở về, ta vẫn cảm thấy nó còn là một kho tàng hạnh phúc của ta. Khi con khôn lớn, mẹ vẫn cần con dù con đã ít cần tới mẹ. Con có những thứ cần mới, và con không tập trung cái nhìn nơi mẹ, nơi bầu sữa mẹ nữa. Và nhiều bà mẹ cũng thấy khổ đau vì sự kiện tầm thường nhưng hiện thực đó.Nhưng trong tình yêu ngoài sự ngọt ngào, còn có kỷ niệm, còn có ân nghĩa. Và vậy cho nên tình yêu cha mẹ của một kẻ lớn khôn vẫn có thể còn đậm đà, tha thiết tuy bản chất đã không thể còn giống như bản chất của nó hồi đứa con còn thơ ấu, vụng về. Tình yêu ấy kỷ niệm và ân nghĩa ấy lắm khi đậm đà thiết tha khiến cho nhiều lúc đứa con tuy đã khôn lớn vẫn không chịu nhận mình là khôn lớn trước người đã thương yêu mình, đã là nguồn suối ngọt ngào cho mình từ khi mình còn măng sữa. Dù lớn bao nhiêu, tôi vẫn là con của mẹ. Có khi những bựcdọc những lo lắng những bận rộn những phiền muộn của cuộc đời làm lu mờ mọi kỷ niệm buồn vui, mọi ân nghĩa thâm sâu, và người con có thể, trong những lúc đó, nhìn người thương yêu của mình như nhìn người xa lạ. Điều ta có thể trách cứ là sự dại dột mà không phải là sự bội bạc. Bội bạc thật ra chỉ là hậu quả của một sự mờ ám,dại khờ. Chỉ cần một sự lắng lòng, chỉ cần một sự trở về là lòng ta lại tràn ngập yêu thương, và ta lại tìm thấy nguồn hạnh phúc. Em đã bận rộn quá, em đã phiền muộn quá, tôi biết điều đó nhưng bận rộn và phiền muộn để làm chi, nếu không phải là để mất hết những gì quý giá nhất trong đời em? Em than phiền rằng các bậc cha mẹ hiện giờ không hiểu thấ u được lòng em và em có cảm nghĩ là không thể bắc được một cây cầu cảm thông. Có cây cầu cảm thông nào mà không cần đến chất liệu thương yêu. Em như thế, thái độ em như thế, tâm hồn em ơ thờ, lạc lõng, nguội lạnh như thế, làm thế nào mà cảm thông. Cha mẹ có thể không hiểu ta mà vẫn cứ tưởng là hiểu ta. Thì ta cũng có thể không hiểu được cha mẹ mà vẫn giản dị nghĩ rằng ta hiểu được cha mẹ. Tôi chắc các bậc cha mẹ có cố gắng và nhẫn nại về phần họ. Chúng ta nên có cố gắng về phần ta. Em nóng nảy, bực dọc và phiền muộn làm chi. Nên lắng lòng lại, đi tìm yên tĩnh mà nghĩ đến ân tình và kỷ niệm. Niềm thương yêu sẽ trở lại, rồi em sẽ cố gắng về phần em. Không nên thất vọng không nên càng lúc càng vùng vẫy một cách tuyệt vọng Các bậc cha mẹ cũng đã trải qua nhiều đau khổ, thắc mắc và lo âu của họ. Đôi khi những thứ đó là vì ta, dù là đau khổ thắc mắc và lo âu không đúng cách, không có hiệu quả. Nghĩ đến điều đó, nghĩ đến những nếp nhăn trên trán họ, nghĩ đến những ngày tháng sắp đến của cha mẹ, đến sự vắng mặt vĩnh viễn của cha mẹ sau này, nghĩ đến ân tình kỷ niệm trong suốt một thời gian thương yêu lo lắng khổ đau mà phát lòng hối hận, rũ bỏ bớt bận rộn phiền não, trở về thương yêu lấy người đã sinh dưỡng mình. Tôi biết trong lòng em có thương yêu, nhưng bề ngoài em lại có vẻ ngủng ngẳng, bất cần, đôi khi tàn nhẫn nữa. Tôi cũng biết rằng cái bề ngoài ấy là biểu lộ của những khắc khoải, đau xót, oán hờn và cô đơn mà thời đại đã ghi đậm nét trong tâm hồn em. Và chính những thứ đó đã không cho em tĩnh tâm nhìn thấy sự thực cũng như mặt hồ nổi sóng không phản chiếu được hình ảnh tròn trịa của mặt trăng đêm rằm. Tình yêu là thần dược mầu nhiệm có thể chữa lành những thương tích tâm hồn của em. Tôi nhớ cái lần đầu tiên đọc xong bộ sách Lý Thường Kiệt - lịch sử ngoại giao triều Lý của Hoàng xuân Hãn, tôi bỗng thấy tâm hồn rung động và tràn đầy cảm thương. Tiền nhân của chúng ta đã khai sơn phá thạch, đem xương máu tâm huyết bảo vệ từng tấc đất, phấn đấu bằng trăm mưu nghìn kế để chiếm lại từ Bắc phương những giải đất nhỏ xíu, hiểm trở, giữ gìn những miếng đất ấy dù phải bỏ xương tàn nơi chốn rừng thiêng nước độc. Tiền nhân đã tổ hợp lại, tự lực tự cường giữ gìn phương Bắc và bành trướng về phương Nam. Sau này được nghe những câu ca dao miền Nam, đọc truyện của Sơn Nam, tôi cũng thấy cảm thương khi gợi lại hình ảnh của những con người phấn đấu với sình lầy, với muỗi mòng, với bệnh rét rừng và muôn ngàn tai nạn khác để mở rộng đất sống về phương Nam. Giải đất cẩm tú ngày nay đã là công trình xây đắp của bao nhiêu thế hệ đi trước. Chúng ta sinh ra trên mảnh đất này, ăn, chơi, ca hát, ngủ nghỉ, làm việc trên mỗi tấc đất đã từng thắm mồ hôi, nước mắt và xương cốt của những thế hệ trước. Nếu chúng ta quên lãng quá khứ, quên lãng lịch sử, quên lãng những hy sinh những khổ đau những kỷ niệm vui buồn những ân nghĩa tổ tiên và giống nòi, thì cũng giống như những cái cây không đâm rễ sâu được xuống lòng đất, càng ngày càng héo khô lạc lõng, thiếu chất liệu tình cảm cần thiết cho một cuộc sống. Có những miếng đất tuy nghèo nhưng không ai muốn bỏ để đi làm ăn nơi khác chỉ vì một lý do duy nhất là tổ tiên ông bà cha mẹ đã ở tại đó lâu đời, miếng đất đã chôn dấu biết bao khổ vui bao kỷ niệm ân tình bền chặt. Lại có những miếng đất trên đó người tứ xứ đến làm ăn thịnh vượng, buôn bán, trao đổi gặp gỡ nhau trong một thời gian rồi ai về xứ đó. Như Dalat, như Vũng Tàu chẳng hạn. Người ta đổi chác làm ăn với nhau trên bề mặt, không ai có gốc rễ sâu xa ở những nơi như thế, không ai bị ràng buộc vào miếng đất ấy bằng khổ đau ân tình lâu dài, không ai bám vào những miếng đất ấy với tất cả tiềm thức sâu xa của họ, cho nên, cũng như hoa anh đào nở rồi tàn, tình người ở các nơi ấy rất mỏng manh và thay đổi. Không nhà văn hóa nào lại có thể muốn chọn những nơi ấy làm thủ đô văn hóa của một dân tộc có lịch sử phải không em.

Nhất định là tình yêu đất nước và dân tộc nằm sẵn trong em, trong xương tủy em, trong mạch máu em. Nhưng mà những hình ảnh của khổ đau, của máu xương của kỷ niệm của ân tình rất cần thiết để gọi những gì tiềm tàng trở thành hiện lực. Những cuốn sách như cuốn Lý thường Kiệt chẳng hạn, không phải được viết nên để phô bày một cái biết của tác giả. Người viết cũng được thúc đẩy bởi thương yêu, rung cảm , người đọc cũng nhờ đó mà đánh thức dậy tình yêu đất nước và dân tộc. Văn hóa dân tộc chắc chắn là văn hóa của tình yêu, tình yêu đất nước, tình yêu quê hương, tình yêu tổ tiên, tình yêu đã nuôi dưỡng chúng ta và sẽ còn nuôi dưỡng chúng ta. Hiện thời dân tộc ta đang lâm vào tai họa chiến tranh, không ai trong các em mà không xót xa. Xót xa, bồn chồn như đứng trên đống lửa. Xót xa bồn chồn đến mức muốn gầm thét, muốn trở thành điên dại... Chiến tranh tàn phá núi sông, tàn phá sinh mệnh và tệ nhất là tàn phá những giá trị nhân bản. Sự sống ở nhiều nơi đã được thu gọn lại trong phạm vi bản năng. Phải sống đã, và phải sống bằng bất cứ phương thức nào. Bán liêm sỉ đi, bán truyền thống đi, bán sự trinh bạch đi để được sống. Không thể dạy đạo đức luân lý cho kẻ hấp hối, cho kẻ đang phấn đấu để thoát khỏi cái chết. Một nửa ổ bánh mì có thể đổi lấy đời trinh tiết của một thiếu nữ. Một cậu ma cô có thể nuôi nổi một gia đình đã kiệt quệ... Có cần chi nói đen bổn phận. Thấy như thế, nghe như thế, em đã rung động vì xót thương rồi. Và tình thương dẫn tới hành động. Hãy tìm tới nhau, nắm lấy tay nhau, tìm một giải pháp cho nhau. Em không thể ngồi yên, em không thể cưỡng lại sự thương yêu, dù em thấy trước mắt những khó khăn tủi cực. Thương yêu như tôi đã nói, không phải chỉ là ngọt ngào. Thương yêu còn là nỗ lực, nhẫn nhục, can đảm, hy sinh. Và bởi vì thương yêu như thế cũng là một nhu yếu lớn của bản thể em cho nên em không thể không thương yêu, không thể không chấp nhận một sự dấn thân cần thiết.

Nói Với Tuổi Hai Mươi (4) : Học hành

Nói Với Tuổi Hai Mươi
Thiền sư Nhất Hạnh
Sàigòn – Lá Bối – 1966
--------------------------------------------------------------------------------



Học hành

Chắc hẳn là em không muốn đi quanh quẩn trong những vòng lý luận. Tôi cũng vậy. Chúng ta hãy tìm một con đường, tìm bằng tất cả những kinh nghiệm và những khổ đau của chúng ta, trong tình trạng hiện tại và trong bài toán hiện thời của chúng ta. Không có bài toán nào là không chứa đựng đáp số của nó nếu quả đó đích thực là một bài toán, nghĩa là có chứa đựng đủ những dữ kiện để đi tới đáp số. Chúng ta quả đang sống trong một cuộc sống khó sống. Và chúng ta cũng biết rằng không phải vì cuộc sống vốn là khó sống mà chính vì chúng ta, tất cả chúng ta đã làm cho cuộc sống trở thành khó sống. Cuộc sống khó sống ấy không thể biến mất dễ dàng được bởi vì nó không phải là một ác mộng: nó rất hiện thực, nó có những dấu vết trong ta và nó mang những dấu vết của tâm hồn ta. Không có cách chi hay hơn cho chúng ta là hãy bình thản lại và tìm cách thoát khỏi, một cách từ từ, tình trạng hiện tại. Tình trạng do con người tạo ra đã trở lại khống chế con người , vậy thì công cuộc giải phóng của con người ra khỏi sự khống chế đó của tình trạng cần phải được đi đôi với công cuộc giải phóng của nội tâm con người. Con người và hoàn cảnh làm bóng và làm hình cho nhau nên sự giải phóng không được quan niệm một chiều. Và do đó, khởi điểm của công cuộc giải phóng nằm ở ý thức giác ngộ, nằm ở ý chí chuyển hóa nội tâm và chuyển hóa cuộc đời.

Tuổi trẻ luôn luôn ước ao thực hiện một cuộc thay đổi mau chóng, nhưng sự diễn tiến của mọi dòng hiện tượng không phải bao giờ cũng đáp ứng lại được dễ dàng cho sự nóng nảy đó. Không, chúng ta đang không ở trong một hoàn cảnh dễ dàng. Chúng ta phải có rất nhiều bình tĩnh, rất nhiều kiên nhẫn. Những lúc khó khăn và nguy nan nhất đòi hỏi nhiều bình tĩnh và kiên nhẫn nhất. Em đừng bực bội, đừng thất vọng, đừng oán trách. Dù sao thì chúng ta vẫn còn là chúng ta mà. Dù sao thì chúng ta cũng vẫn còn nở được nụ cười mà. Để cho những đường nhăn trên trán chúng ta mất đi, để cho thần kinh ta bớt căng thẳng, để cho tâm hồn ta êm dịu lại. Và cũng để cho sự êm dịu ấy tỏa rộng đến một vài người quanh ta. Cái trán của em nóng hổi như thế, hai mắt em đỏ ngầu như thế. thì em cần phải ngồi xuống, cần phải hướng về tiếng gọi của thiên nhiên, cần phải trở về bơi lội tắm mình trong giòng nước mát của tâm linh để tìm sức mới. Em đừng vội vàng, miễn là em không quên lãng.

Tôi biết em sẽ còn tranh đấu. Tuổi trẻ không bao giờ chịu thua. Nhưng nếu muốn thành công, chúng ta không thể tự đốt cháy chúng ta bằng những thất vọng, những bất mãn, những đòi hỏi vô lý. Em không nên đòi hỏi, nhất là đòi hỏi hơi nhiều ở những người lớn. Người lớn cũng chỉ là người, nghĩa là cũng bị buộc ràng trong những điều kiện của tình trạng hiện tại. Người lớn cũng đang vùng vẫy, cũng đang mắc kẹt như em vậy. Sở dĩ chúng ta có ít tự do là vì cái bản ngã đích thực của chúng ta đã bị phong tỏa trong một cái vỏ giả tạo mà ta tưởng lầm là chính bản ngã của chúng ta. Nó ưa thích, xét đoán mà ta cứ tưởng là ta ưa thích, xét đoán. Nó vâng theo mệnh lệnh của những điều kiện đã tạo nên nó mà ta cứ tưởng là nó vâng theo mệnh lệnh của chính ta. Lầm rồi, lầm rồi, chúng ta phải xét đoán lại, phải kiểm điểm lại. Tất cả chúng ta đều đã là nạn nhân rồi. Không nên kết án nhau. Chỉ nên kết án tính cách phi nhân bản của những ước lệ, những khuôn đúc, những guồng máy. Người lớn có khi còn tệ hơn em ở chỗ bản ngã đích thực của họ còn bị phong tỏa nhiều hơn, sự hồn nhiên cương trực và trong trắng của tâm hồn họ còn bị sứt mẻ và tiêu diệt một cách thảm hại hơn. Đứng ở địa vị người lớn, họ có vẻ như là có thế có quyền lực hơn em, có thể làm được nhiều việc tốt đẹp hơn em. Và em oán trách họ chỉ vì em nghĩ rằng họ có quyền lực ấy mà họ không chịu làm, họ không chịu làm cho họ, cho đất nước họ, cho đàn con em của họ. Kỳ thực đứng vào chỗ đứng của họ em mới thấy được rằng họ cũng lúng túng khó khăn không khác gì em. Họ có một mớ thẩm quyền nhưng họ chẳng làm gì được nhiều bởi vì họ bị ràng buộc nhiều hơn em và do đó cũng cảm thấy bất lực như em đã từng cảm thấy.

Tôi thấy là các em không nên đòi hỏi ở họ, hoặc nếu có thì nên đòi hỏi họ một chút ít mà thôi. Đừng nói cho họ nghe bổn phận của họ. Họ biết chán cái bổn phận ấy là gì rồi. Điều cần thiết là xét xem họ có đủ sức làm “bổn phận” ấy hay không. Em thử nghĩ xem họ đã có thể làm trọn được bổn phận của họ đối với họ không đã, đừng nói đến những bổn phận của họ đối với em. Họ cũng có những vấn đề ray rứt, khốn nạn của họ và họ có thể cũng đang vùng vẫy tuyệt vọng trong cái tình trạng của họ. Hãy thương hại họ cũng như có lần em đã thương hại chính em. Thấy được hình dáng thực của họ em sẽ không còn đòi hỏi quá đáng ở họ, hy vọng quá đáng ở họ để rồi tiếp tục thất vọng và bất mãn vì họ. Đừng đòi hỏi, đừng thất vọng, đừng bất mãn: như thế em đã tiết kiệm được biết bao nhiêu năng lực của em rồi. Và bởi vậy tôi đã đề nghị với em là đừng tự thiêu đốt em vì những đòi hỏi, những thất vọng, những bất mãn vô ích, không cần thiết. Đề mặc cho người lớn làm những việc người lớn trong khả năng người lớn. Em phải làm việc của em, trong khả năng tuổi trẻ của em. Những gì em thực hiện được trong phạm vi hoạt động của em, tôi biết, cũng có thể chuyển được tình thế và mở lối thoát cho cả người lớn nữa. Điều đó tôi tin chắc như tin chắc ở khả năng vô biên của tuổi trẻ.

Tình trạng của chúng ta đòi hỏi một cuộc cách mệnh mọi mặt về kinh tế cũng như về giáo dục, văn hóa, xã hội. Em đừng tưởng chỉ có bằng con đường quyền bính ta mới có thể thực hiện được cách mệnh. Em đừng nghĩ rằng chỉ khi nào có được một chính quyền chủ trương cách mệnh xã hội thực sự khi ấy ta mới có cách mệnh xã hội thực sự. Em đừng tưởng, ví dụ, có làm bộ trưởng bộ giáo dục mới có thể có cơ hội làm cách mệnh giáo dục. Cố nhiên là làm bộ trưởng thì sẽ có một số quyền năng nào đó và một số phương tiện nào đó (dù là những quyền năng và phương tiện rất giới hạn) nhưng nếu vì vậy mà ta nghĩ rằng chỉ có quyền bính mới thực hiện được cách mệnh thì đó là một điều lầm lẫn to lớn. Vì lẽ như thế nên chúng ta mới để phí ngày giờ và tâm lực của chúng ta mà hy vọng, mà hoan hô, mà đả đảo, mà trông chờ trong khi chúng ta có rất nhiều quyền lực và phương tiện mà chúng ta không sử dụng để xây dựng bằng chính bàn tay và tâm não của chúng ta. Tuổi em không phải là tuổi làm thủ tướng, làm bộ trưởng ; tuổi em không phải là tuổi làm người lớn, làm những việc của người lớn. Nhưng có phải chỉ những việc “người lớn” là quan trọng nhất đâu. Em cứ làm đi, làm những việc của tuổi hai mươi, làm cách mệnh văn hóa, giáo dục, xã hội bằng tuổi hai mươi. Tôi tin rằng em sẽ thành công, và em sẽ làm được những việc mà người lớn không thể nào làm được, vì một lý do duy nhất; họ đã là người lớn mất rồi. Tôi muốn đàm đạo với em về sự xây dựng nền tảng cách mệnh, mà chính tuổi trẻ là tuổi có thể xây dựng được nhiều hơn hết bởi vì tuổi trẻ nhiều cương trực và bất mãn hơn hết, và cũng vì không có cương trực không có bất mãn thì không thể có cách mệnh đích thực. Đừng quan niệm rằng cách mệnh là một trận mưa ân huệ từ trên tưới xuống mà hãy theo con đường xây dựng từ dưới lên trên.

Chúng ta hãy nói đến việc học muốn hành. Trước hết tôi rất không khuyên em nên chăm học. Chăm học để làm chi? Để thi đỗ, để có bằng cấp, để tìm được một địa vị xã hội? Quả thực tôi cũng muốn em thi đỗ, có bằng cấp, tìm được việc làm, có được một địa vị trong xã hội. Nhưng nếu mục đích của sự học mà chỉ như thế thì thời gian nấu sử sôi kinh của em sẽ trở thành một phương tiện mất, và trở thành một cách oan uổng. Thời gian học tập là một thời gian quý báu, không thể được xem như một thời gian khổ sai. Biết bao nhiêu người rời học đường bước vào trường đời rồi mới nhận thấy rằng thời học trò là thời sung sướng nhất. Thế nhưng hầu hết chúng ta đều mong cho cái thời gian hoàng kim ấy qua mau để chóng được giải thoát khỏi sự học. Như thế là chúng ta đã nhận thức sự học tập như là một công việc quá nặng nhọc và không có sinh thú. Điều đó là một sự dại dột và thiệt thòi. Chỉ cần một thời gian chiêm nghiệm và một vài phương pháp áp dụng là chúng ta có thể chuyển đổi sự học hành thành một nguồn lạc thú. Tôi biết rõ tất cả những bực mình của các em về chương trình, về lề lối giảng dạy, thi cử, về tiêu chuẩn xét định giá trị học lực và bằng cấp. Tôi sẽ nói đến những vấn đề ấy, nhưng trước tiên tôi muốn em hãy nhìn lại sự bực mình của chính em. Những sự bực bội kia sở dĩ ra cũng do em một phần không nhỏ.Và cũng do những người thực sự yêu thương em nữa.Như các bậc phụ huynh chẳng hạn. Họ mượn em chăm học, nhưng mà họ không biết làm cho em tìm thấy lạc thú trong sự khám phá kiến thức. Động cơ của sự ham học hầu chỉ nằm ở mảnh bằng, ở địa vị tương lai của em trong xã hội. Động cơ cuả sự học, trước hết, đáng lẽ phải được tìm nơi những lạc thú của khám phá, đi tìm kiến thức, mở rộng chân trời kiến thức.

Em than phiền về chương trình, em than phiền về lề lối giảng dạy của các giáo sư. Cố nhiên là chương trình ấy lề lối giảng dạy ấy có những khuyết điểm. Tuy nhiên xét lại ta vẫn thấy rằng tại vì ta thiếu khao khát tìm học hỏi. Chương trình tú tài hoặc những chứng chỉ đại học mà em đang theo học, thực ra, không đến nỗi dở, không đến nỗi “bỏ đi”. Chúng chứa đựng những đề tài rất hay nhưng tại em thiếu sự khao khát tìm hiểu cho nên chúng trở nên nghèo nàn. Em cũng biết ngày xưa có người học sinh ngữ mà không có tự điển nghiên cứu, không có thư viện, không có tài liệu. Thế mà vì khao khát học hỏi họ thành công hơn những người hiện có trong tầm tay mình hầu hết các phương tiện để thành công. Đã có khi nào em thầm cám ơn sự hiện diện của một cuốn tự điển chưa, một tài liệu tham khảo, một cuốn sách hay chưa? Chúng ta giàu quá, và chúng ta đã khinh thường. Cái môn sử địa hay công dân ấy có lúc ta thấy no đến tận cố là tại vì ta thiếu sự ham thích, sự khao khát. Có một lúc nào đó ta sẽ lục lại sách vở, tắm mình trong biển tài liệu để đi tìm những điều ta khát khao hiểu biết về các môn đó. Tôi có nói với em một lần rằng trong ta luôn luôn có nhu yếu khám phá tìm hiểu. Chỉ tại vì ta đã tiêu phí năng lực của ta vào những hoạt động không chínhđáng và không cần thiệt ta mới trở thành lơ lửng không thiết tha đến sự học hỏi tìm biết. Em hãy tìm nếm hương vị ngọt ngào và say mê của sự học hỏi, và em sẽ thấy chúng cũng có hấp dẫn lực lớn lao như các bộ môn thể thao hay nghệ thuật vậy. Nếu không, tại sao đã có những người để ra hai ba mươi năm hay trọn đời để mà chỉ nghiên cứu về một vấn đề.

Nếu em không thích học thì em không thể chăm học được. Vì vậy phải đánh thức sự khát khao hiểu biết trong em dậy. Có những phương pháp giúp em thực hiện trong đó tôi thấy có phương pháp giữ gìn sinh lực đừng cho phân tán vào những hoạt động không đâu và phương pháp gần gũi với những người thích học. Cố nhiên những người này không phải là những người “học gạo” - những người này, trong số đó có giáo sư và sinh viên, hay tìm gặp nhau để đàm luận, trao đổi và chia xẻ những lạc thú của sự khám phá. Tôi đã có đi dạy học và nhiều khi nhờ tiếp xúc với vài ba người sinh viên ham chuộng hiểu biết thôi, thế mà tôi cũng được lây sự hăng hái và cỏ thêm nhiều lạc thú trong sự nghiên cứu và trao đổi. Tôi cám ơn họ và tôi nghĩ rằng trong một lớp học mà không có một vài người học với tinh thần đó thì lớp học sẽ rất buồn tẻ. Có nhiều lớp học buồn tẻ thật vì sinh viên trong lớp chỉ muôn học để thi đỗ. Rất ít khi họ hỏi tôi về tài liệu và phương pháp khảo cứu; họ cứ hỏi tôi về bài giảng để họ có thể học thi. Như vậy thì chính tôi, tôi cũng phải xuống tinh thần. Tôi thường nói: thi đỗ thì không khó, nhưng mà học không phải chỉ là để thi đỗ. Học là để biệt, để khám phá. Có những lớp học mà giáo sư giảng không biết mệt, đàm luận không biết mệt, chỉ vì trong đó có vài người thích học. Tôi đã dạy trong một chứng chỉ triết và tôi ưa chứng chỉ này lắm chỉ vì trong lớp có một người lớn tuổi rất ham học. Người này là một bà khoảng gần sáu mươi tuổi, họ cố nhiên không phải vì muốn có bằng cấp mà vì sự hiểu biết. Bà theo dõi tôi rất chăm chú và hai con mắt của bà chứng tỏ rằng bà tìm thấy rất nhiều hứng thú trong sự học. Hồi tôi giảng về triết Duy Thức ở Columbia, có một bà mẹ Công giáo, mother Fiske, giáo sư trường nữ đại học Manhattanville, đến dự thính. Bà không bỏ qua một giờ nào. Lại có một người bạn họa sĩ cũng đến ghi tên học. Thành thử chúng tôi đã làm việc hăng hái với nhau trong suốt giảng khóa. Mỗi người đều viết một thiên tiểu luận, và trước khi viết ai cũng có dịp trình bày đề tài và phương pháp của mình trong lớp để mọi người có thể góp ý của họ cho thiên tiếu luận. Kỳ thi ấy, ai cũng đỗ điểm cao.

Nhưng mà sự khát khao hiểu biết đôi khi có liên hệ tới những yếu tố khác ví dụ tính cách cấp thiệt và thực dụng của một số kiến thức. Cố nhiên ta khát khao hiểu biết về mọi sự, nhưng trong tình trạng sinh hoạt xã hội ta, ta thấy có nhiều vấn đề cần được giải quyết ước muốn giải quyết các vấn đề ấy cũng là một động lực đẩy ta đi tới khảo cứu, khám phá và tìm tòi giải đáp. Cuộc sống luôn luôn nhắc nhở ta, thúc đẩy ta đi khảo cứu học hỏi và tìm tòi những lời giải đáp ít khi chúng ta có thể sống trong tháp ngà được. Ta phải sống hiện thực trong cuộc đời và do đó ta phải đi tìm giải đáp, đi tìm lối thoát cho những vấn đề của chúng ta. Quốc gia Việt Nam là một quốc gia đang phát triển (đang phát triển có nghĩa là chưa phát triển, và cũng có nghĩa là chậm tiến) ta có những đề tài học hỏi vô cùng quan trọng, cấp thiết, và thực dụng; những vấn đề thuộc phạm vi kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, lịch sử. Những năm gần đây, tôi bắt buộc phải xếp bớt các sách về Phật học, về triết học tôn giáo, để chong đèn: đọc về phát triển cộng đồng, hợp tác xã phân bón, nuôi gà vịt, v.v.. Cũng tại vì tôi thấy cần đóng góp một phần vào công việc xây dựng nông thôn. Bốn năm trước đây, tôi không có hứng thú gì về các vấn đề đó. Nhưng gần đây tôi đã biết đọc, biết tìm hiểu một cách say mê về chúng, cũng bởi vì tính cách thực dụng của các kiến thức kia thúc đẩy. Tôi lấy tôi làm thí dụ để cho em thấy một trường hợp có thể tin cậy. Vậy thì trong niềm khao khát hiểu biết, ta không thể không quên rằng trong tình trạng đất nước hiện thời, có những đề tài cấp thiệt cần được tìm hiểu, khảo cứu, để ta có thể đóng góp vào sự xây dựng lại đất nước bằng sự hiểu biết và bằng sự thực hành của chúng ta. Cái học biết hướng về hiện thực ấy, tôi gọi là cái học “khế cơ”. Với lại chúng ta cần có tinh thần phê phán độc lập và khách quan. Chúng ta đừng tin tưởng quá ở giá trị của các sách giáo khoa. Chúng ta phải cố gắng sưu tầm thêm, nghiên cứu thêm, và đừng bao giờ cho rằng ta không thể vượt cao hơn sách và hơn thầy. Chúng ta phải vượt chứ, và vượt sau khi đã biết rõ sách và biết rõ thầy. Rồi chúng ta đừng ôm chặt lấy mớ kiến thức đã thâu lượm được và cho đó là hay nhất, cao nhất. Phải nhớ rằng chúng, chính những kiến thức ấy, cũng cần được vượt. Như thế ta có thái độ cởi mở, cầu tiến, không bo bo cố thủ, không giữ quyến chân lý, không trở nên độc tài và cuồng tín. Thái độ đó tôi gọi là thái độ “phá chấp”. Và cuối cùng, ta không được tự mãn với một số những lý luận thiếu kiểm chứng. Phải coi chừng cái biết lý thuyết, cái biết sách vở. Cái biết đó không chắc thực, không có nền móng vững chãi ở hiện thực, có thể đi lạc rất xa, không phù hợp với hiện thực. Hãy đừng mất liên lạc với thực tại, hãy gần gũi với các dữ kiện của thực tại, hãy luôn luôn kiểm chứng lại và chỉ tin tưởng ở những hiểu biết nào có tính cách phù hợp với thực tại. Tôi gọi cái học ấy là cái học “thực chứng”.

Bằng cách ham học của em, bằng những khát khao hiểu biết của em hướng về nẻo khế cơ, phá chấp và thực chứng, em có thể chuyển đổi được cả không khí của lớp học. Em sẽ làm cho các vị giáo sư thêm hứng khởi, em sẽ làm cho họ biết lo học hỏi thêm lên, lo nghiên cứu thêm lên, và đối với những vị xem dạy học là một công trình đổi chác, em cũng có thể khiến cho họ thay đổi hẳn. Em không biết rằng em đóng một vai trò khá lớn trong việc cách mệnh giáo dục. Cách mệnh giáo dục không hẳn đã có thể được thực hiện bằng những đạo luật thay đổi chương trình, mở lớp tu nghiệp cho giáo sư thay đổi thể chế thi cử.... Em đóng một vai trò quan trọng lắm mà em không biết. Điều này tôi mong em chiêm nghiệm cho kỹ lưỡng. Nếu em thực hiện được sự ham học hướng về khế cơ, phá chấp và thực chứng thì chính từ chương trình tú tài hay chương trình đại học hiện thời cũng có thể xuất hiện những sinh khí mới, những giác sắc mới. Thế rồi những môn mà em thay “ứ đến cổ” ấy cũng sẽ trở nên hấp dẫn vô cùng cần thiết vô cùng. Để rồi em thấy chúng có liên hệ mật thiết đến đời sống em, đời sống dân tộc em, liên hệ nhiều hơn em đã tưởng. Còn nếu em không thực hiện được điều đó thì tôi tưởng chương trình có thay đổi ba mươi lần cũng không tạo được một cái gì đáng kể. Nếu em học như là đi mua một ít kiến thức để đi thi thì vị giáo sư cũng sẽ dạy như là bán cho em một ít kiến thức để đi thi. Đó là một điều có thực và rất đáng buồn cho hiện tình giáo dục.

Em nói: sở dĩ em phải học theo kiểu ấy là tại vì em đang cần bằng cấp Em khinh thường bằng cấp, em biết rõ giá trị thực của bằng cấp; nhưng sở dĩ em phải “giật” cho được bằng cấp cũng là vì em phải có bằng cấp mới “sống” được. Điều đó tôi cũng hiểu. Em cứ việc giật bằng cấp đi, tôi có nói sao đâu. Nhưng mà đồng thời em cũng vẫn có thể học theo tinh thần khám phá được mà. Càng học như thế em càng phát triển nhân cách em; càng học như thế thì em càng trở nên cao thượng, nhiều tài năng, đạt được nhiều mến chuộng, nhiều kiêng nể. Đó há không phải là những yếu tố lớn để thành công sau này sao?

Tôi không thể không đồng ý với em về việc chúng ta phải xét lại vấn đề thi cử và bằng cấp. Có người nói: dù chúng ta có ý kiến gì hay đi nữa về vấn đề thi cử và bằng cấp thì chúng ta cũng chỉ nói cho nhau nghe chơi vui vậy thôi, chớ ta có quyền gì mà thực hiện. Tôi không nghĩ như thế. Tôi tưởng chưa chắc làm bộ trưởng bộ Quốc Gia Giáo Dục mà đã có quyền thực hiện những gì mình ước muốn trong lĩnh vực cách mệnh giáo dục. Tôi trở lại ý kiến trước kia là chính các em, chính tuổi trẻ, có thể đóng góp phần quan trọng nhất vào việc cách mệnh giáo dục mà không cần phải nuôi mộng làm bộ trưởng hay làm thủ tướng.

Để tôi trình bày em nghe. Chúng ta không dễ gì trong một sớm một chiều mà xô ngã được những tiêu chuẩn những khuôn khổ hiện thời xã hội đang dùng, bởi vì hiện có cả một sự thông đồng cấu kết của những thành phần được ưu đãi để bảo vệ cho những tiêu chuẩn và những khuôn khổ ấy. Bức thành thật là khó phá, dù cho đối với những người có chức vị có thẩm quyền như một ông bộ trưởng. Em cứ thử nhìn hiện tượng gian thương ở xứ ta.

Những kẻ gian thương mạnh lắm, khiến cho cả một nội các dù có thiện chí cũng vẫn thấy khó lòng loại họ ra ngoài vòng pháp luật. Vậy nếu không có một phong trào quần chúng và một kế hoạch có quần chúng tham dự, ta khó lòng thực hiện nổi những điều ta ước mơ. Ta vẫn phải kiên nhẫn đặt nền tảng cách mạng ngay ở hạ tầng, phải bắt đầu xây dựng từ dưới lên trên. Cái bằng tú tài hay cái bằng cử nhân tự nó nó không xấu, nhưng cách sử dụng những thứ bằng cấp ấy để làm những bức tường hạn chế, những bức tường giai cấp, những cơ sở bảo vệ cho quyền lợi của những giai cấp - ta gọi là những giai cấp bằng cấp - thì quả thực rất xấu xa. Hầu hết những người có bằng cấp dù không nói ra vẫn cứ âm thầm muốn bảo vệ cho quyền lợi của kẻ có bằng cấp và luôn luôn muốn cho ít người leo lên được địa vị của mình. Bởi vì nếu họ leo lên nhiều quá thì giá trị của bằng cấp sẽ không còn bao lăm nữa, tiền bạc và địa vị do bằng cấp bảo đảm sẽ không đáng là bao lăm nữa. Thành ra sự học hành chỉ là những khó nhọc cần thiết để mua một địa vị, một quyền lợi, và sự thi cử là những hạn chế cần thiết để bảo đảm cho địa vị và quyền lợi đó. Một nền giáo dục mà như thế thì thực là một niềm tủi hổ. Tuy vậy đó không phải là lỗi của kẻ đặt ra chương trình đặt ra sự thi cử. Đó là tội ác của sự cấu kết thông đồng của những kẻ được xã hội ưu đãi nhờ bằng cấp của họ. Để đập vỡ sự cấu kết thông đồng ấy, chúng ta phải có những cuộc vận động rộng rãi trên bình diện quần chúng. Chúng ta phải biết làm cách mệnh bằng cách không chịu thần phục những tiêu chuẩn những khuôn khổ hiện thời về thi cử. Chúng ta có thể không thừa nhận chúng, và không thừa nhận một cách tập thể. Chúng ta hãy vạch rõ cho giới tuổi trẻ và cả mọi giới thấy rằng để bảo vệ quyền lợi và địa vị họ, những kẻ được ưu đãi kia đã thông đồng cấu kết với nhau để chận đứng cả đà tiến thủ của một dân tộc, gây bao nhiêu điêu đứng cho một đa số những người trẻ tuổi và làm cho cả một nền học vấn trở nên xa cách lạc lõng và không thiết thực. Một mặt khác, chúng ta tạo nên tiêu chuẩn mới, giá trị mới và hô hào tuổi trẻ, đồng bào và những nhà trí thức chân chính hãy can đảm nhìn nhận các tiêu chuẩn mới, các giá trị mới ấy. Ngoài công cuộc vận động ấy không có cách gì để chúng ta có thể thực hiện được cách mệnh giáo dục, kể cả cách năn nỉ, viết thỉnh nguyện, viết kiến nghị cho các nhà hữu trách. Công việc khó nhọc, cần phải được thực hành một cách kiên nhẫn và có phương pháp, nhưng tuổi trẻ có thể làm được. Điều cần thiết nhất là đừng tìm con đường dễ dãi, con đường đầu hàng những tiêu chuẩn và những khuôn khổ hiện hữu.

Để tôi nói với em về một vài chi tiết của vấn đề. Lề lối thi cử bây giờ chỉ là những phương tiện hạn chế, ngăn cản người học sinh và người sinh viên không cho số người thi đỗ vượt lên quá mức cần thiết. Có nhiều cuộc thi tốt nghiệp hoặc thi vào trường mà được tổ chức như những cuộc thi tuyển. Số người đáng đỗ thì nhiều, nhưng số người cần lấy đỗ thì ít. Ta biết rằng nhờ có thi cử mà người sinh viên biết lo học. Nhưng ta không thể chấp nhận được một lối thi cử như lối thi cử hiện tại. Thi cử, như được tổ chức lâu nay, làm tốn của công quỹ một số tiền hết sức lớn lao. Có những lớp không thi, như đệ ngũ, đệ tam chẳng hạn, trong đó người học sinh thấy mình nhàn hạ hơn những người trong các lớp phải thi, như đệ tú và đệ nhị, rất nhiều. Và thời gian học thi làm tiêu phí thật nhiều sức khỏe của người họ. Ốm mòn, bệnh tật, yếu đuối, mất ngủ, thần kinh suy nhược cũng vì học thi. Uống thuốc không ngủ, tàn phá sức khỏe để mà học thi. Chỉ cần biết đến đỗ hay rớt chứ không cần biết đến cái học khám phá, cái lạc thú hiểu biết, cái tính cách cần thiết của các kiến thức. Chỉ cần biết học vẹt, học tủ nhảy hai lớp trong một năm. Cái đỗ và cái không đỗ cách xa nhau một trời một vực; đỗ là tắt cả, và không đỗ là không gì hết. Hằng hà sa số người thất chí, không bước vào trung học hay đại học cũng vì một ít hơn kém nho nhỏ, một ít may rủi nho nhỏ. Có những người thông minh học ít nhưng khi vào thi, có thể làm nên chuyện mười lần hơn những kẻ suốt năm cần cù. Đánh hỏng vì thiếu chỗ học và vì giữ quyền lợi cho kẻ đã đỗ. Mọi tiêu chuẩn xét định giá trị con người, ngoài tiêu chuẩn bằng cấp, đều bị bỏ quên. Tất cả những khuyết điểm to lớn ấy của chế độ thi cử hiện nay không thể nào được bù lắp bằng một ít lợi ích mà người ta nêu lên: lợi ích khuyến khích học hành, lợi ích có phương tiện tuyển lựa người có thực học. Ta vẫn có thể áp dụng những thể chế học tập và thi cử khác. Chúng ta có thể hủy bỏ thể lệ thi cử và cấp phát các thứ bằng cấp tú tài và cử nhân hiện nay mà vẫn có thể kiểm soát được sự làm việc của người sinh viên. Thay vì thi một lần ở cuối năm, ta có nhiều kỳ thi trong một năm, để kiểm soát sự làm việc ấy và cũng để thúc đẩy người sinh viên làm việc đều đặn. Trường học phải kiểm soát sự chuyên cần và sự làm việc của người sinh viên. Giáo sư phải theo dõi sự tiến bộ của sinh viên. Tất cả các thành tích đều được ghi vào học bạ. Môn nào kém, thi không đủ điểm thì học sinh chỉ cần học và thi lại môn đó mà không cần phải bỏ phí cả một năm để “ở lại”. Mùa hè có thể là thời gian trau dồi môn mình kém để thi lại. Như thế những oan uổng do thi cử gây nên sẽ được loại trừ gần hết. Học xong trung học, người học sinh sẽ được cấp phát chúng chỉ tốt nghiệp trung học, và tỷ số người nhận chứng chỉ tốt nghiệp trung học so với tỷ số người đỗ tú tài toàn phần bây giờ sẽ cao hơn nhiều. Như thế có nghĩa là số người thi hỏng, bỏ học, trở nên bất đắc chí sẽ trở thành không đáng kể. Trên thực tế, ta thấy có những người giỏi hơn những sinh viên đại học nhưng không có điều kiện vào đại học, cũng chỉ vì họ là nạn nhân của sự thi cử ở xứ ta, hình như ai cũng nghĩ rằng học sinh các trường trung học công lập là giỏi hơn các trường tư. Thực ra, ta chỉ có thể nói rằng trường công có kỷ luật hơn trường tư, và không có hiện tượng nhảy lớp và phát chúng chỉ bất hợp pháp như một vài trường tư. Thế nhưng không thể nói rằng học trò trường công giỏi hơn học trò trường tư. Một trường tư nếu biết xây dựng nghiêm chỉnh uy tín mình thì sẽ không bao giờ mời những giáo sư dở vào dạy và cũng sẽ không bao giờ vi phạm kỷ luật của chính mình. Giá trị của chứng chỉ tốt nghiệp trung học được thành lập trên uy tín của trường trung học mà người ta theo học. Nếu các trường được tự do phát triển và cạnh tranh về mặt uy tín thì nền học vấn càng ngày càng trở nên nghiêm chỉnh, tiến bộ. Các trường dở và thiếu kỷ luật học tập sẽ tự nhiên bị đào thải. Thi vào đại học hoặc thi vào một công hay tư sở chẳng hạn, chỉ có những ai tốt nghiệp ở các trường trung học danh tiếng mới có thể đỗ. Chứng chỉ tốt nghiệp của một trường trung học danh tiếng, lắm khi đã có thể bảo đảm cho người thí sinh được rồi. Và thành tích trong học bạ nữa. Tỷ số những người được nhận vào các đại học hay vào các công tư sở bảo đảm cho uy tín của trường trung học đã phát bằng tốt nghiệp cho học. Những trường không có uy tín ấy sẽ không có ai theo học và phải đóng cửa Bộ Quốc Gia Giáo Dục có thể làm công việc kiểm soát và nâng đỡ các trường tư thục. Chắc chắn là có nhiều tư thục sẽ trở lên danh tiếng hơn cả các trường công lập. Vấn đề học nhảy và vấn đề cấp phát chứng chỉ và học bạ không đứng đắn là hai vấn đề phải giải quyết trước tiên. Thi cử nếu tổ chức đều đặn thì học sinh sẽ làm việc đều đặn, ngay từ đầu năm, và không phá hoại sức khoẻ mình để học rút ở cuối năm. Ngân khoản tổ chức thi cử sẽ để dành lo những việc hữu ích như học bổng, như sách giáo khoa, như nhân viên kiểm soát lưu động. Khi số người bị loại bởi các kỳ thi tú tài không còn nữa thì số người có chứng chỉ tốt nghiệp trung học sẽ nhiều hẳn lên và xấp xỉ số người học ở các lớp đệ nhị, đệ nhất. Không ai theo học đàng hoàng mà lại không tốt nghiệp cả. Ta loại bỏ được các hiện tượng bất đắc chí, tự tử, mặc cảm, may rủi, những hiện tượng đáng kể đang rạch nát thế hệ tuổi trẻ. Số người tốt nghiệp trung học đông thì số trường đại học cũng tăng lên. Nước ta cần chừng mười trường đại học, những trường này có đường lối phát triển riêng của mình. Những trường này cũng cần xây uy tín của họ, cũng cần cạnh tranh về uy tín chuyên môn và bổ túc cho nhau. Nếu ta chỉ có một trường đại học thôi thì những trường ấy sẽ làm trời làm đất và không chịu nghe lời xây dựng của kẻ khác để cải tiến và phát triển. Chính quyền phải nâng đỡ cho các trường đại học được thành lập trên toàn quốc, cung cấp điều kiện, mời giáo sư giỏi và đào tạo giáo sư giỏi cho mỗi trường.

Các trường đại học căn cứ vào giá trị và uy tín của trường trung học đã cấp phát chứng chỉ tốt nghiệp trung học để nhận sinh viên vào trường. Học bạ cũng sẽ dược dùng làm tài liệu xét định. Nếu cần, sẽ có thêm một cuộc thi trắc nghiệm nữa.

Ở các trường đại học, các chứng chỉ mười giờ, hay mười hai giờ, cần được chẻ ra làm nhiều chứng chỉ nhỏ. Có thể gọi những chứng chỉ đó là những giảng khóa ; những giảng khóa như thế chỉ có chừng ba giờ học mỗi tuần và thi ít nhất là hai lần trong một năm. Chương trình sơ cấp đại học (cử nhân bây giờ) sẽ có chừng mười tám giảng khóa như vậy. Thi đủ điểm được hai mươi giảng khóa như thế thì được cấp văn bằng tốt nghiệp. Thi thiếu điểm giảng khóa nào thì chi cần học và thi lại giảng khóa ấy. Chứ không phải vì thiếu điểm môn ấy mà các môn khác cũng “rớt” theo. Chúng ta tránh được sự “ở lại”, oan uổng trong một năm. Mỗi năm sinh viên có thể theo học năm giảng khóa (I5 giờ học mỗi tuần) và như vậy trong bốn năm có thể học xong được hai mươi giảng khóa - Họ không cần lo lắng đèn xanh người mỗi khi kỳ thi cuối năm tới. Nhưng họ phải đọc sách, nghe giảng, thuyết trình, viết tiểu luận và thi trắc nghiệm suốt từ đầu đến cuối năm.

Nhiều nước tiên tiến đang áp dụng lề lối học tập và thi cử như thế và số người tốt nghiệp sơ đẳng đại học (undergraduate) so với tỷ số sinh viên tốt nghiệp đại học của ta thì nhiều hơn bội phần. Do đó số người theo học cấp cao đẳng đại học (graduate) cũng nhiều và cơ hội cho nhân tài xuất hiện cũng nhiều hơn trong trường hợp ta gấp bội. Ở xứ ta, lên được vào đại học đã là “oai” lắm rồi; tốt nghiệp cử nhân thì lại càng hiếm lắm. Có bao nhiêu người được ghi tên học cao học và tiến sĩ? Các kỳ thi tú tài và cử nhân, lợi khí bảo vệ cho quyền lợi thiểu số có bằng cấp là mồ chôn của bao nhiêu thanh niên thiếu nữ.Tôi thù ghét độc địa thể lệ học hành thi cứ ấy. Tôi oán trách những lưỡi dao ác nghiệt, những cánh cửa sắt uy nghiêm và lạnh lùng ấy. Tôi đang nghe người ta nói: phải giữ giá trị cho bằng tú tài, phải giữ giá trị cho bằng cử nhân. Chúng ta có cần giá trị ấy đâu. Chúng ta chỉ cần phá tung những gông cùm tàn ác bít lắp đường tiến thủ của một số rất lớn những người tuổi trẻ. Ở các nước người tốt nghiệp đại học (college graduate), kể cả ở Phi và ở Úc, nhiều như khoai lang bên xứ mình. Nhiều thì cố nhiên là mất giá. Nhưng nếu chỉ vì sợ mất giá mà kìm hãm bít lắp đường tiến thủ của tuổi trẻ thì đó là một tội ác với dân tộc, với tổ quốc.

Ta cần có thêm hằng ngàn bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, giáo sư và chuyên viên khác. Cố nhiên số người tốt nghiệp càng nhiều thì giá trị (giá trị? thực ra là quyền lợi) sẽ xuống bớt - Ta cần phát triển quốc gia, phụng sự dân chúng nghèo khổ, hơn là cần bảo vệ quyền lợi cho những người có bằng cấp. Không phải nhờ đánh bóng thật nhiều mà bằng cấp trở thành có giá trị. Cần tổ chức sự học và sự thi cử lại cho hợp lý, cần phải làm cách mệnh tận gốc rễ. Có nhiều bác sĩ chẳng hạn, thì số lượng bác sĩ giỏi sẽ được tăng lên, và ta mới có được nhiều bác sĩ chuyên môn. Ta mới có thể loại trừ được hiện tượng độc quyền, làm giàu trên mồ hôi nước mắt người nghèo. Công bình xã hội mới có thể được thực hiện từ từ, và tính cách phục vụ và hữu hiệu của học vấn mới được chú trọng tới.

Trong khuôn khổ và khả năng của tuổi trẻ, ta có thể làm được gì ? Tôi đã nói với em rằng chúng ta phải có can đảm bắt đầu bằng một sự “không chấp nhận” những khuôn khổ những tiêu chuẩn cũ. Nghĩa là bằng thái độ “không đầu hàng”. Không đầu hàng ở đây có nghĩa là phải chịu hy sinh quyền lợi của mình để dám đi trên những con đường gai góc nhưng hứa hẹn nhiều cho tương lai dân tộc Trước hết em hãy thử quan sát, nghiên cứu và tố cáo những tội ác của sự cấu kẹt bảo vệ quyền lợi của thiểu số những người có bằng cấp. Bằng học tập, thảo luận, báo chí, em nêu lên cho quần chúng thấy ở những khuyết điểm Lớn lao trong chế độ học hành và thi cử hiện tại. Bằng những con số, những tài liệu chính xác, sống động mà em có thể thu lượm được rất dễ dàng, em trình bày cho quần chúng thấy cái lưới thi cử đang bổ chụp xuống đầu thế hệ trẻ tuổi để hạn chế sự tiến thủ của họ, để gây nên bao nhiêu tấn kịch thảm thương giữa họ. Em hãy liên kết với những bạn đồng chí hướng, gần gũi các bậc phụ huynh nào biết lo cho nền giáo dục mới, ủng hộ họ, nâng đỡ tinh thần cho họ. Em sẽ học thật giỏi và từ chối không dự những kỳ thi hiện tại. Em sẽ cổ động cho những tiêu chuẩn mới để xét định giá trị con người. Các tư sở các trường đại học tư thục sẽ chịu ảnh hưởng phong trào mới, dư luận mới, và cũng sẽ đi tiên phong trong việc áp dụng những tiêu chuẩn mới ấy. Rồi đến các công sở và các trung đại học công lập. Một số những bài báo viết rải rác đó đây không đủ để tạo nên cách mệnh giáo dục. Nhu yếu cách mệnh đường lối học tập và thi cử đã trở nên cấp bách rồi, ai cũng thấy như vậy. Nhưng chỉ có em, chỉ có sự liên kết của tuổi trẻ để vận động, để đòi hỏi, để tự tạo cho mình một thái độ một phương pháp mới có đủ sức giáng những đòn khá nặng trên sự cấu kết vừa ý thức vừa vô ý thức của những phần tử được xã hội ưu đãi. Việc là việc của đa số, của tuổi trẻ, của em. Em hãy biết rũ bỏ, biết khinh thường, biết đứng dậy. “Nổi loạn” bằng cách ấy đòi hỏi can đảm, kiên nhẫn, hy sinh và thời gian. “Nổi loạn” bằng cách ấy sẽ đóng góp lớn lao vào công việc giải phóng tuổi trẻ, giải phóng con người. Còn nếu chỉ phá phách đôi chút, biểu lộ thái độ bất mãn, bất cần, hoặc giả chỉ đày đọa thân thể em tâm hồn em thì em chỉ gây thêm khổ đau cho em và cho tất cả chúng ta, chứ không thay đổi được gì. Những “người lớn” như chúng tôi sẽ rất sung sướng tiếp tay với các em. Em hãy đứng dậy để cho chúng tôi cùng được đứng dậy.