Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

KHÁI QUÁT HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HOA KỲ - CHÚ GIẢI CÁC THUẬT NGỮ VÀ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chú giải các thuật ngữ và Danh mục tài liệu tham khảo



Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 2004


Activism (judicial). Tính tích cực của thẩm phán. Việc một thẩm phán sẵn sàng đưa vào trong một vụ xét xử những đánh giá riêng của cá nhân ông/bà ta về chính sách nào là tốt và xấu. Cũng xem self-restraint (judicial).
Actus reus. Khách quan của tội phạm. Yếu tố cấu thành tội phạm, có thể là việc thực hiện một hành động bị cấm (ví dụ như ăn cướp), hoặc không tiến hành một hành động đòi hỏi (ví dụ như dừng xe và giúp đỡ nạn nhân trong một vụ tai nạn giao thông).
Adversarial process. Quá trình tranh tụng. Quá trình được sử dụng trong các tòa án Mỹ, tại đó phiên xét xử được coi như một trận chiến giữa hai bên đố i lập, và vai trò của thẩm phán là hành động như một trọ ng tài thụ động. Cũng xem inquistorial method.
Advisory oppions. Các ý kiến tư vấn. Đưa ra một phán quyết dựa trên một ý niệm trừu tượng hoặc một câu hỏi mang tính giả định (việc mà các tòa án Mỹ không được tiến hành).
Alternative dispute resolution (ADR). Giải quyết tranh chấp bằng phương thức khác. Các biện pháp giải quyết tranh chấp (thường là với sự giúp đỡ của các bên thứ ba trung lập) mà không cần xét xử. Trung gian hòa giải hoặc trọng tài là hai kỹ thuật ADR rất phổ biến.
Amicus curiae (Friend of the court). Thân hữu của tòa án. Một người (hoặc nhóm người), không phải là một bên trong một vụ kiện, đưa ra những quan điểm (thường dưới dạng các văn bản toát yếu ngắn) về việc nên quyết định vụ kiện như thế nào.
Answer. Trả lời. Văn bản trình bày chính thức của một bị đơn trả lời đối với một khiếu kiện dân sự và đưa ra những lý lẽ làm cơ sở để bảo vệ ông / bà ta.
Appellate jurisdiction. Thẩm quyền phúc thẩm. Thẩm quyền của một tòa án cấp cao được xem xét lại phán quyết của một tòa cấp dưới.
Arraignment. Sự luận tội. Quá trình trong đó bị cáo được đưa ra trước thẩm phán tại tòa, nơi ông / bà ta sẽ buộc phải trả lời phán quyết của bồi thẩm đoàn hoặc lời cáo trạng của công tố viên.
Bail. Tiền bảo lãnh. Khoản tiền mà bị cáo nộp cho tòa án để bảo đảm rằng ông/bà ta sẽ có mặt tại thời điểm xét xử.
Bench trial. Phiên xét xử bởi thẩm phán. Một phiên xét xử không có bồi thẩm đoàn, trong đó thẩm phán quyết định bên nào sẽ thắng.
Bill of attainder. Lệnh tước quyền công dân và tịch thu tài sản. Một đạo luật, đã bị Hiến pháp Hoa Kỳ cấm, khiến cho mọi hành động của một người (hoặc của một lớp người) bị coi là bất hợp pháp, nhưng không áp dụng đối với công chúng nói chung.
Bill of information. Đơn kiện của công tố. Một tuyên bố về những tội trạng chống lại người bị buộc tội do công tố viên soạn thảo. Đơn kiện này, nếu được thẩm phán thông qua, sẽ đòi hỏi người bị buộc tội phải ra trước tòa để xét xử về những tội bị cáo buộc. Biện pháp này được sử dụng tại các bang không có bồi thẩm đoàn.
Certification. Xác nhận. Một thủ tục theo đó một trong các tòa phúc thẩm của Hoa Kỳ đề nghị Tòa án tối cao chỉ dẫn hoặc làm rõ về một vấn đề pháp lý cụ thể. Các thẩm phán Tòa tối cao có thể chấp nhận yêu cầu này hoặc không, hoặc họ có thể đề nghị chuyển tất cả hồ sơ của vụ việc cho Tòa án tối cao để xem xét lại và đưa ra phán quyết cuối cùng.
Civil law. Luật dân sự. Luật điều chỉnh các quan hệ giữa một công dân này với một công dân khác, giữa một công dân với một tổ chức, hoặc giữa các tổ chức với nhau.
Class action. Hành động tập thể. Một vụ kiện được tiến hành bởi những người cùng phải chịu những thiệt hại tương tự chống lại một thể nhân; ví dụ, một nhóm người hút thuốc lá bị ung thư phổi khởi kiện một công ty sản xuất thuốc lá.
Collegial courts. Tòa cấp cao. Các tòa án có nhiều hơn một thẩm phán, thường là các tòa phúc thẩm.
Common law. Thông luật. Một hệ thống luật lệ thừa hưởng của nước Anh căn cứ trên các tiền lệ hoặc truyền thống luật pháp chứ không dựa trên các luật lệ theo quy định hoặc các bộ luật có tính hệ thống.
Complaint. Khiếu kiện. Một văn bản chính thức do nguyên đơn đệ trình khởi xướng một vụ kiện dân sự. Văn bản nà y nêu lên những sai phạm mà bị đơn bị cáo buộc đã phạm phải và yêu cầu sự giúp đỡ của tòa án.
Concurrent jurisdiction. Thẩm quyền tài phán đồng thời. Một tình huống trong đó hai tòa án có thẩm quyền pháp lý để xét xử cùng một vụ việc. Ví dụ, cả Tòa án tối cao Hoa Kỳ và tòa án sơ thẩm của Hoa Kỳ đều có thẩm quyền tài phán đồng thời trong một số vụ án nhất định được đệ trình bởi hoặc chống lại các đại sứ hoặc lãnh sự.
Concurring opinion. Ý kiến đồng thời. Một ý kiến do một thành viên tòa án đưa ra đồng tình với kết quả xét xử của một vụ việc, nhưng dựa trên lý lẽ riêng của mình để ủng hộ quyết định này.
Corpus juris. Luật đoàn thể. Toàn bộ luật lệ đối với một thực thể pháp lý cụ thể. Courtroom workgroup. Nhóm làm việc của tòa án. Những người tham gia thường xuyên trong các hoạt động thường ngày của một tòa án cụ thể. Những thành viên nổi bật nhất của các nhóm này là các thẩm phán, công tố viên và luật sư biện hộ.
Court of appeals. Tòa phúc thẩm. Một tòa án cấp cao hơn tòa sơ thẩm thông thường và có chức năng xem xét lại hoặc điều chỉnh các quyết định của các thẩm phán tòa sơ thẩm.
Crime. Tội lỗi. Một hành vi phạm tội chống lại bang có thể bị trừng phạt bằng cách phạt tiền, tống giam, hoặc tử hình.
Criminal law. Luật hình sự. Luật xử lý những vi phạm chống lại bản thân các bang, những hành vi có thể trực tiếp nhằm vào một người nhưng được coi là có tính phạm tội chống lại xã hội nói chung - ví dụ như cướp có vũ khí hoặc cưỡng hiếp.
Cross-examination. Đối chất. Các câu hỏi được đặt ra cho một nhân chứng được gọi ra trước tòa bởi luật sư của bên kia trong phiên xét xử.
Damages. Khoản đền bù thiệt hại. Khoản tiền mà bị đơn phải trả cho nguyên đơn thắng kiện trong các vụ kiện dân sự để bồi thường cho nguyên đơn vì những thiệt hại của họ. Các khoản đền bù thiệt hại được đưa ra nhằm bù đắp thua lỗ thực tế của nguyên đơn; các khoản đền bù mang tính trừng phạt được đưa ra nhằm để trừng phạt bị đơn.
Declaratory judgment. Án văn tuyên nhận. Khi một phiên tòa nêu khái quát các quyền của các bên theo một quy định, một chúc thư, hoặc một hợp đồng.
Defendant. Bị đơn, bị cáo. Một người hoặc một tổ chức bị nguyên đơn kiện trong một vụ kiện dân sự; trong một vụ án hình sự, đây là người bị buộc tội là đã phạm tội.
Deposition. Lời khai. Một lời khai có tuyên thệ được ghi lại bởi một viên chức được ủy quyền theo luật pháp. Những lời khai như vậy thường được dùng để kiểm tra các nhân chứng tương lai trong quá trình tìm hiểu vụ việc.
Discovery. Tìm hiểu. Quá trình trong đó các luật sư tìm hiểu về vụ việc của phía bên kia để chuẩn bị cho phiên xét xử. Các công cụ thường được sử dụng trong quá trình tìm hiểu này bao gồm các lời khai có tuyên thệ, các lời cung và yêu cầu về tài liệu.
Dissenting opinion. Ý kiến phản đối. Một ý kiến của một thành viên của tòa án không nhất trí với kết quả của vụ việc mà tòa án đưa ra.
Diversity of citizenship suit. Vụ kiện giữa các công dân của các bang.Một vụ kiện dân sự được đưa ra bởi một công dân của một bang chống lại công dân của một bang khác.
En banc. (“In the bench” hoặc “as a full bench”). Thủ tục tố tụng toàn thẩm. Toàn thể các quan tòa. Các phiên tòa có toàn bộ thành viên của tòa án tham dự, chứ không phải chỉ có một nhóm nhỏ các thẩm phán.
Equity. Luật công bình. Một lĩnh vực luật pháp trong đó các thẩm phán có thể đưa ra một biện pháp mà có thể ngăn ngừa hoặc sửa chữa những sai lầm có thể xảy ra; ví dụ, một mệnh lệnh tòa án chống lại một cuộc đình công bất hợp pháp của một công đoàn.
Ex post facto law. Luật có hiệu lực hồi tố. Đã bị cấm bởi Hiến pháp Hoa Kỳ, luật này tuyên bố một hành vi là bất hợp pháp sau khi hành vi này đã diễn ra.
Federal question. Vấn đề liên bang. Nếu một vụ việc đưa ra trước tòa tập trung vào cách thức diễn giải một đạo luật của liên bang, Hiến pháp Hoa Kỳ, hoặc một hiệp ước, nó sẽ được coi là một vấn đề liên bang và vụ việc có thể sẽ được xét xử bởi một tòa án Hoa Kỳ.
Felony. Trọng tội. Một tội mà hình phạt dành cho nó có thể là tử hình hoặc phạt tù.
Grand jury. Bồi thẩm đoàn. Một nhóm gồm từ 16 tới 23 công dân, những người nghe các bằng chứng trong những lập luận buộc tội được đưa ra bởi công tố viên, và quyết định xem liệu có cơ sở để tin rằng một cá nhân đã phạm tội hay không. Cũng xem indictment.
Habeas corpus. Luật bảo thân. Một trát đòi (lệnh tòa án) thường được sử dụng để đưa một tù nhân ra trước tòa nhằm xác minh tính hợp pháp của hành động tống giam ông / bà ta.
Impeachment. Luận tội. Cách duy nhất theo đó một thẩm phán liên bang có thể bị cách chức. Hạ viện đưa ra lời buộc tội, và Thượng viện, sau khi xét xử, sẽ kết tội bằng hai phần ba số phiếu của các thành viên.
Indictment. Cáo trạng. Quyết định của một bồi thẩm đoàn buộc bị đơn / bị cáo phải ra trước tòa để xét xử bởi vì bồi thẩm đoàn tin rằng có lý do để tiến hành việc xét xử.
Inquisitorial method. Phương pháp điều tra. Thủ tục được sử dụng ở hầu hết các tòa án châu Âu và Mỹ Latinh, trong đó thẩm phán và bồi thẩm đoàn đóng vai trò tích cực trong phiên tòa, còn các luật sư chỉ hành động để hỗ trợ và bổ sung cho quá trình điều tra của tòa án. Cũng xem adversarial process.
Interrogatories. Câu chất vấn tranh tụng. Các câu hỏi bằng văn bản được một bên trong một vụ kiện dân sự gửi cho bên kia như một phần của quá trình tìm hiểu trước khi xét xử. Bên nhận được câu chất vấn tranh tụng được yêu cầu phải trả lời có tuyên thệ.
Judgment. Án văn. Quyết định chính thức của một phiên tòa cuối cùng giải quyết tranh chấp giữa các bên trong một vụ kiện.
Judicial review. Xem xét của tòa án. Thẩm quyền của ngành tư pháp được tuyên bố các hành động của các ngành hành pháp và lập pháp là không hợp hiến.
Jurisdiction. Thẩm quyền tài phán. Thẩm quyền của một tòa án được lắng nghe và quyết định các vụ tranh chấp pháp lý và cưỡng chế thực thi phán quyết mà nó đưa ra.
Justiciability. Phạm vi tài phán. Việc một thẩm phán cần nghe hoặc từ chối không nghe một số vụ việc nhất định. Nó khác với thẩm quyền tài phán, vốn liên quan tới quyền của một thẩm phán về mặt kỹ thuật trong việc lắng nghe một vụ việc. Ví dụ, các vụ kiện liên quan tới những vấn đề chính trị được xem như không thuộc phạm vi tài phán.
Law. Luật pháp. Một quy phạm xã hội được thừa nhận bằng cưỡng chế hoặc trên thực tế bởi việc thực thi sức mạnh vật chất. Bên thực thi sức mạnh vật chất được xã hội thừa nhận là có quyền lực này một cách hợp pháp, ví dụ như sĩ quan cảnh sát.
Magistrate. Thẩm phán hành chính địa phương, thẩm phán tiểu hình.Một quan chức tư pháp cấp thấp, người nhận những lời buộc tội sau một vụ bắt giữ. Một thẩm phán hành chính địa phương có nghĩa vụ thông báo cho người bị buộc tội về những tội trạng chống lại ông / bà ta và quyền pháp lý của họ.
Mandatory sentencing laws. Các luật xử phạt cưỡng chế. Các quy định đòi hỏi thời gian giam giữ tự động đối với một người phạm tội bị kết án, thường là trong một khoảng thời gian tối thiểu. Các luật này thường dành cho những tội có yếu tố bạo lực trong đó có sử dụng súng và dành cho những kẻ thường xuyên vi phạm.
Mens rea. Ý chí phạm tội, yếu tố chủ quan của tội phạm. Yếu tố cấu thành tội phạm, được dự định bởi một người phạm tội. Thông thường, yếu tố tinh thần càng có tính tự nguyện và có chủ định thì tội phạm càng nghiêm trọng.
Merit selection. Tuyển lựa theo công trạng. Một phương pháp tuyển chọn các thẩm phán bang đòi hỏi thống đốc phải bổ nhiệm các thẩm phán từ một danh sách lựa chọn những cái tên được đệ trình bởi một ủy ban đặc biệt được thành lập vì mục đích này. Sau khi phục vụ được một thời gian ngắn, thẩm phán này sẽ phải tranh cử trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm. Lúc đó, những người bỏ phiếu sẽ quyết định liệu thẩm phán có được tín nhiệm để làm hết nhiệm kỳ đầy đủ hay không.
Misdemeanor. Khinh tội. Một tội nhỏ. Hình phạt thường là quản thúc trong một thành phố hoặc bị giam tại hạt trong khoảng thời gian ít hơn một năm.
Moot. Vụ việc có thể tranh luận. Miêu tả một vụ kiện khi các dữ kiện cơ bản hoặc vị thế của các bên có sự thay đổi quan trọng trong khoảng thời gian từ khi vụ kiện được đệ trình lên tòa tới khi nó được đưa ra xét xử trước các thẩm phán.
Nolo contendere. (“No contest”). Không tranh cãi. Một lời biện hộ của bị cáo hình sự trong đó ông / bà ta không phủ nhận những thực tiễn của vụ án, nhưng nói rằng ông / bà ta không phạm phải bất cứ tội nào, hoặc điều đó có thể có nghĩa rằng bị cáo không hiểu những lời buộc tội. Opinion of the court. Ý kiến của tòa án. Một lời giải thích bằng văn bản của thẩm phán về quyết định của tòa án. Bởi vì vụ việc có thể được xét xử bởi một ban thẩm phán trong một tòa phúc thẩm, nên ý kiến này có thể ở hai dạng. Nếu tất cả các thẩm phán đều nhất trí với phán quyết, một thẩm phán sẽ viết ý kiến này cho tất cả mọi người. Nếu không phải tất cả các thẩm phán đều nhất trí, quyết định chính thức sẽ được dựa trên quan điểm của đa số, và một thành viên của đa số sẽ viết ra quyết định này.
Oral argument. Tranh luận miệng. Một cơ hội để các luật sư tóm tắt quan điểm của họ trước tòa và trả lời những câu hỏi của thẩm phán. Ordinance-making power. Thẩm quyền ra các sắc lệnh tạo bố cục. Quyền của các thống đốc bang được điền vào các chi tiết của một đạo luật được thông qua bởi cơ quan lập pháp bang.
Original jurisdiction. Thẩm quyền tài phán ban đầu. Tòa án mà theo luật quy định phải là nơi đầu tiên xét xử một loại vụ việc nhất định. Ví dụ, trong những vụ kiện mà giá trị tranh chấp ít nhất là 75.000 USD giữa các công dân của các bang khác nhau, các tòa án hạt của liên bang là tòa có thẩm quyền tài phán ban đầu.
Per curiam. (“By the court”). Theo tòa. Một ý kiến không được ký tên của tòa án, thường là ý kiến vắn tắt.
Peremptory challenge. Khước biện võ đoán, phản đối suy đoán. Lời phản đối mà một luật sư có thể đưa ra đối với một hội thẩm viên tương lai. Hội thẩm viên này có thể bị gạt ra khỏi bồi thẩm đoàn mà không cần luật sư phải đưa ra một lý do công khai cho việc phản đối. Số lượng những sự phản đối theo kiểu này bị hạn chế theo luật pháp.
Petit jury (hoặc trial jury). Bồi thẩm đoàn. Một nhóm công dân, những người lắng nghe các chứng cứ được cả hai bên đưa ra trước một phiên tòa và quyết định những thực tiễn đang được tranh cãi.
Plaintiff. Nguyên đơn. Người khởi kiện trong một vụ kiện dân sự. Plea bargain. Thương lượng về bào chữa, thỏa thuận lời khai. Một sự thương lượng hoặc thỏa thuận được tiến hành giữa công tố viên và luật sư biện hộ của bị cáo, theo đó bị cáo sẽ thay đổi lời biện hộ từ vô tội sang có tội để đổi lại một mức độ khoan dung nào đó.
Political question. Vấn đề chính trị. Khi các tòa án từ chối phán quyết bởi họ tin rằng khi soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ, những nhà sáng lập đất nước đã hàm ý rằng vấn đề đang xem xét cần phải được xử lý bởi Quốc hội hoặc tổng thống.
Private law. Tư pháp. Luật pháp liên quan tới quyền và nghĩa vụ mà các cá nhân và các thể chế tư nhân phải có trong mối quan hệ với các cá nhân và các thể chế tư nhân khác.
Probation. Tù treo. Hình phạt cho một tội lỗi, cho phé p người phạm tội vẫn được ở trong cộng đồng và không phải vào tù miễn là ông / bà ta tuân theo những chỉ dẫn có tính mệnh lệ nh của tòa án về hành vi của mình.
Pro bono publico (“For the public good”). Vì lợi ích công. Thường dùng để chỉ sự đại diện pháp lý được tiến hành mà không cần phải trả phí vì một số mục đích từ thiện hoặc mục đích công.
Public law. Công pháp. Những mối quan hệ mà các cá nhân có với bang với tư cách một thực thể có chủ quyền - ví dụ, luật thuế, luật hình sự và luật về An sinh xã hội.
Recess appointment. Bổ nhiệm khi ngừng họp. Sự bổ nhiệm do tổng thống tiến hành trong thời gian Quốc hội ngừng họp. Những người được bổ nhiệm theo cách thức này có thể chỉ đảm nhiệm chức vụ khi nào Quốc hội nhóm họp lại.
Reversible error. Sai lầm cần phải sửa chữa. Một sai lầm phạm phải tại tòa án cấp sơ thẩm nghiêm trọng tới mức nó đòi hỏi tòa phúc thẩm phải đảo ngược phán quyết của thẩm phán tòa sơ thẩm.
Rule of four. Quy tắc bốn người. Tại Tòa án tối cao, phải có ít nhất bốn thẩm phán nhất trí đưa một vụ việc ra trước Tòa án thì vụ việc mới được đưa ra xem xét trước tòa.
Rule of 80. Quy tắc 80. Khi tổng số tuổi và số năm đảm nhiệm chức vụ thẩm phán của một thẩm phán liên bang là 80, Quốc hội sẽ cho phép thẩm phán này được nghỉ hưu mà vẫn giữ nguyên lương và phúc lợi.
Self-restraint (judicial). Sự tự hạn chế của thẩm phán. Sự lưỡng lự của một thẩm phán trong việc đưa vào trong một vụ việc ý kiến riêng của ông / bà ta về những chính sách công nào là tốt hay xấu. Cũng xem activism (judicial).
Senatorial courtesy. Quyền ưu tiên của thượng nghị sĩ. Theo thông lệ này, các thượng nghị sĩ cùng đảng chính trị với tổng thống, những người phản đối một ứng cử viên mà tổng thống muốn đề cử vào chức vụ thẩm phán của hạt tại bang của họ, sẽ có quyền phủ quyết chính thức đối với việc bổ nhiệm này.
Sequestration (of jury). Sự cách ly (bồi thẩm đoàn). Trong những vụ việc rất quan trọng hoặc có tính chất nghiêm trọng, thẩm phán có thể cách ly bồi thẩm đoàn khỏi con mắt của công chúng, và việc này thường có nghĩa là bồi thẩm đoàn sẽ được tập trung tại một nơi và được cung cấp nơi ăn chỗ ở với chi phí do chính quyền chi trả.
Socialization (judicial). Hòa nhập (của thẩm phán). Quá trình mà theo đó một thẩm phán mới được đào tạo chính thức và không chính thức để hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể của một thẩm phán.
Standing. Vị thế tranh chấp. Vị thế của một người muốn đưa đơn kiện. Để có vị thế tranh chấp, người này phải (hoặc có nguy cơ trước mắt) bị thiệt hại trực tiếp và đáng kể. Stare decisis, the doctrine of. Học thuyết về “tôn trọng việc đã xử”. Trên thực tế, đây là truyền thống tôn trọng và tuân theo các quyết định trước đó của tòa án và những điểm đã được thiết lập trong luật pháp.
Statutory law. Luật thành văn. Luật được ban hành bởi một cơ quan lập pháp, ví dụ như Quốc hội, một cơ quan lập pháp bang, hoặc một hội đồng thành phố.
Three-judge panels (of appellate courts). Ủy ban ba thẩm phán (của các tòa phúc thẩm). Phần lớn các quyết định của các tòa phúc thẩm Hoa Kỳ không được đưa ra bởi toàn bộ các thành viên tòa án ngồi cùng nhau, mà do ba thẩm phán, thường là được lựa chọn ngẫu nhiên, nghe các vụ xét xử.
Three-judge district courts. Các tòa án hạt với ba thẩm phán. Với một số vụ việc quan trọng, Quốc hội đã tuyên bố rằng vụ việc không thể được xét xử chỉ bởi một thẩm phán tòa sơ thẩm hành động đơn nhất, mà phải được quyết định bởi một ủy ban gồm ba thẩm phán, một trong số họ phải là thẩm phán của tòa phúc thẩm.
Tort. Sự xâm hại, trách nhiệm ngoài hợp đồng. Sự xâm phạm quyền lợi dân sự hoặc vi phạm các nghĩa vụ đối với người khác.
Trial de novo. Phiên xử mới. Một phiên xét xử mới trong đó toàn bộ vụ việc được xem xét lại như chưa từng được xét xử trước đó. Venue. Pháp đình. Địa điểm về mặt địa lý trong đó một vụ việc được xét xử.
Voir dire. Thẩm tra sơ khởi. Một thủ tục theo đó các luật sư của bên đối lập đặt câu hỏi cho các thành viên bồi thẩm đoàn tương lai trong một phiên tòa để xác định xem liệu hội thẩm viên có thành kiến đối với vụ việc cụ thể của họ hay không.
Warrant. Trát đòi. Được đưa ra sau khi một đơn kiện, do một người nộp lên để kiện người khác, đã được đệ trình và xem xét bởi một thẩm phán hành chính địa phương, người nhận thấy có cơ sở cho việc bắt giữ. Writ of certiorari. Lệnh chuyển hồ sơ lên tòa cấp trên, lệnh lấy lên xét xử lại. Lệnh của Tòa án tối cao Hoa Kỳ yêu cầu tòa cấp dưới chuyển hồ sơ của một vụ việc mà Tòa tối cao sẽ tiến hành xét xử phúc thẩm.
Writ of mandamus. Lệnh thi hành, lệnh yêu cầu thực hiện. Lệnh của tòa án buộc một quan chức nhà nước phải hoàn thành nghĩa vụ của ông/bà ta.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách

Văn phòng hành chính của Các tòa án bang Hoa Kỳ. United States Courts: Their Jurisdiction and Work. Washington, DC: 1989.
Fallon, Richard H., Hart, Henry Melvin, và Wechsler, Herbert. Hart and Wechsler’ s the Federal Courts and the Federal System, ấn bản lần thứ 5. New York, NY: Foundation Press, 2003.
Baum, Lawrence. American Courts: Process and Policy, ấn bản lần thứ 5. Boston, MA: Houghton Mifflin, 2001.
Chemerinsky, Erwin. Federal Jurisdiction, ấn bản lần thứ 4. New York, NY: Aspen Publishers, 2003.
Feinman, Jay M. Law 101: Everything You Need to Know About the American Legal System. New York, NY: Oxford University Pres, Inc., 2000.
Franklin, Carl J. Constitutional Law for the Criminal Justice Professional. Boca Raton, FL: CRC Press, 1999.
Friedman, Lawrence Meir. Law in America: A Short Story. New York, NY: Modern Library, 2002.
Mullenix, Linda S., Martin Redish, và Georgene Vairo. Understanding Federal Courts and Jurisdiction. New York, NY: Matthew Bender, 1998.
Posner, Richard A. The Federal Courts: Challenge and Reform. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1996.
Stumpf, Harry P. American Judicial Politics, ấn bản lần thứ hai. Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall, 1998.

Website
Những thực tiễn của hệ thống tư pháp Hoa Kỳ hppt://www.abanet.org/media/fa ctbooks/judifact.pdf
Các tòa án liên bang và những gì chúng đảm nhiệm hppt://www.fjc.gov/public/pdf.ns f/lookup/FctsWhat.pdf/$file/Fcts What.pdf
Hệ thống tòa án liên bang ở Hoa Kỳ: Giới thiệu về các thẩm phán và viên chức hành chính tư pháp ở các nước khác. hppt://www.uscourts.gov/library/internationalbook-fedcts2.pdf
Giới thiệu Hoa Kỳ – Ngành tư pháp. hppt://usinfo.state.gov/usa/infou sa/politics/judbrac.htm
Giới thiệu hệ thống pháp lý hppt://www.cec.org/pubs_infore_ resource/law_treat_agree/summary_ enviro_law/publication/usdoc.c fm?varlan=english&topic=1
Hội thẩm viên: Hệ thống giáo dục tư pháp hppt://www.jurist.law.pitt.edu/
Trao đổi thông tin thư viện về luật pháp hppt://www.llrx.com/
Từ điển bách khoa luật pháp hppt://www.nolo.com/lawcenter/ ency/index.cmf
Thư viện Quốc hội: Hướng dẫn luật pháp trên mạng hppt://www.loc.gov/law/guide/ us.html
Trung tâm quốc gia về các tòa án bang - Cơ sở thông tin về tòa án hppt://www.ncsconline.org/WCD S/index.htm
Các công tố viên của các tòa án bang, 2001 hppt://www.ojp.usdoj.gov/bjs/pu b/pdf/psc01.pdf
Tòa án tối cao Hoa Kỳ hppt://www.supremecourtus.gov
Tìm hiểu các tòa án liên bang hppt://www.uscourts.gov/understand02/


    Chương 8: Việc thực thi và tác động của các chính sách tòa án

    Chương 8: Việc thực thi và tác động của các chính sách tòa án

    Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 2004


    Sau khi tòa án đưa ra phán quyết, rất nhiều cá nhân - các thẩm phán khác, các quan chức công, thậm chí cả các công dân bình thường - có thể được triệu tập để thực thi phán quyết. Chương nà y xem xét rất nhiều tác nhân khác nhau tham gia vào quá trình thực thi phán quyết, sự phản ứng lại của họ trước các chính sách của tòa án và những biện pháp mà họ có thể sử dụng để phản ứng lại một phán quyết của tòa.
    Tùy thuộc vào tính chất của phán quyết tòa án, chính sách của tòa có thể tác động trong phạm vi rất rộng hoặc rất hẹp. Một vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại trong một vụ tai nạn ôtô sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới những người tham gia vào vụ kiện mà còn có thể cả gia đình của họ. Nhưng phán quyết của vụ kiện nổi tiếng Gideon kiện Wainwright (1963) đã có tác động trực tiếp tới hàng triệu người theo cách nà y hay cách khác. Trong vụ Gideon, Tòa án tối cao đã phán quyết rằng các bang phải cung cấp luật sư cho các bị cáo không có điều kiện thuê luật sư trong các phiên tòa xét xử những tội danh nghiêm trọng. Có rất nhiều người - các bị cáo, thẩm phá n, luật sư và người dân Mỹ - đã cảm nhận được tác động của chính sách tòa án này.
    TÁC ĐỘNG CỦA CÁC PHÁN QUYẾT CỦA TÒA ÁN CẤP CAO ĐỐI VỚI CÁC TÒA ÁN CẤP DƯỚI
    Các tòa phúc thẩm, đặc biệt là Tòa án tối cao Hoa Kỳ, thường được coi là tòa có khả năng nhất trong việc tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, trong khi các tòa sơ thẩm nhìn chung chỉ được xem là cơ quan cưỡng chế luật pháp. Tuy nhiên, các thẩm phán tòa cấp dưới có mức độ độc lập rất lớn đối với các tòa phúc thẩm, và theo một nghiên cứu, họ có thể được xem là “những tác nhân độc lập… những người sẽ không tuân theo sự chỉ đạo của các tòa cấp cao trừ phi có các điều kiện thuận lợi để họ làm như vậy.”
    Phạm vi quyền của các tòa cấp dưới
    Tại sao các thẩm phán tòa cấp dưới lại có nhiều sự tùy quyền như vậy trong việc thực thi các chính sách của một tòa cấp cao? Câu trả lời một phần được tìm thấy trong cơ cấu của hệ thống tòa án Hoa Kỳ. Hệ thống tòa án luôn được đặc trưng bởi sự độc lập, phi tập trung hóa và tính cá nhân. Ví dụ, các thẩm phán liên bang được bảo vệ bởi nhiệm kỳ suốt đời và xét theo truyền thống có thể điều hành tòa án của mình nếu họ thấy thích hợp. Các biện pháp kỷ luật không phải lúc nào cũng phổ biến, và các thẩm phán liên bang trong lịch sử hầu như không sợ thủ tục luận tội. Để duy trì vị trí của mình, các thẩm phán tòa sơ thẩm bang thường chỉ cần bảo đảm rằng giới cử tri hài lòng về họ.
    Sự tùy quyền của một thẩm phán tòa cấp dưới cũng có thể là sản phẩm của bản thân quyết định của tòa cấp cao. Ví dụ, sau vụ kiện nổi tiếng về xóa bỏ tình trạng phân biệt chủng tộc ở trường học, vụ Brown kiện ủy ban giáo dục Topeka (1954), Tòa án Tối cao đã tuyên bố với các thẩm phán hạt liên bang, những người có trách nhiệm thực thi phán quyết, rằng các trường học công phải bắt đầu một cách nhanh chóng và phù hợp và sau đó tiếp tục với một tiến độ thận trọng để thực hiện việc xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc. Như thế nào được coi là “bắt đầu một cách nhanh chó ng và phù hợp”? Một phân khu trường học thuộc hạt phải tiếp tục với tốc độ như thế nào để được coi là “với một tiến độ thận trọng”? Tòa án tối cao không đưa ra câu trả lời cụ thể cho những câu hỏi này.
    Mặc dù không phải tất cả các phán quyết của tòa án cấp cao đều mang tính mở như vậy trong việc diễn giải, song có một số lượng không nhỏ các phán quyết ở trong tình trạng như vậy. Một phán quyết của tòa án có thể không rõ ràng vì một số lý do. Đôi khi vấn đề hoặc chủ đề của vụ việc có thể quá phức tạp tới mức khó có thể đưa ra được một chính sách rõ ràng. Trong các vụ việc về khiêu dâm, chẳng hạn Tòa án tối cao hầu như không gặp khó khăn gì trong việc phán quyết rằng các tài liệu khiêu dâm không được hưởng sự bảo vệ của quyền tự do ngôn luận theo Tu chính án Hiến pháp thứ nhất. Tuy nhiên, việc định nghĩa thế nào là khiêu dâm lại là một vấn đề phức tạp. Các cụm từ như “khơi dậy sự thèm khát nhục dục”, “có tính khiêu khích rõ ràng”, “các tiêu chuẩn của cộng đồng đương thời”, và “không phù hợp với giá trị xã hội” đã trở thành công thức nhàm chán trong các quan điểm về khiêu dâm, nhưng các thuật ngữ này tạo ra một phạm vi rộng cho sự diễn giải chủ quan.
    Các chính sách được đưa ra bởi những tòa án cấp cao thường rất mập mờ, bởi vì các ý kiến giải thích cho phán quyết được đa số thông qua (ý kiến đa số) luôn được viết sao cho thỏa mãn một số thẩm phán. Ý kiến đa số cũng thường được kèm theo một số ý kiến đồng thời, là những ý kiến đồng tình với ý kiến đa số song dựa trên những lý do khác. Khi điều này xảy ra, các thẩm phán tòa án cấp thấp thường bị bỏ mặc trong việc thi hành mà không có một tiền lệ rõ ràng để tuân theo. Ví dụ, trong vụ Furman kiện Georgia(1972), Tòa án tối cao đã tuyên bố bãi bỏ án tử hình ở một số bang, nhưng những lý do đưa ra là rất khác nhau. Một số thẩm phán phản đối án tử hình là do bản chất của nó, dựa trên lập luận rằng đây là một cách trừng phạt tàn bạo và bất bình thường, vi phạm Tu chính án Hiến pháp thứ tám. Những người khác đồng tình với việc bãi bỏ các luật lệ này của bang bởi vì chúng được áp dụng theo cách thức mang tính phân biệt đối xử. Sự không chắc chắn được tạo ra do phán quyết năm 1972 không những ảnh hưởng tới các thẩm phán tòa cấp dưới mà còn tác động tới cả các nhà lập pháp bang. Các bang đã thông qua một loạt các quy chế về án tử hình rất khác nhau, và do vậy đã tạo ra một số lượng tương đối các vụ kiện cáo mới.
    Phạm vi tùy quyền của thẩm phán tòa cấp dưới trong quá trình thực thi cũng có thể bị tác động bởi cách thức truyền đạt một chính sách của tòa cấp cao. Hiển nhiên là tòa xét xử những vụ kiện mà sau đó được đưa lên tòa phúc thẩm sẽ phải được thông báo về phán quyết của tòa cấp cao. Tuy nhiên, sẽ không có những nỗ lực chính thức và có hệ thống để thông báo cho các tòa án khác về phán quyết này hoặc để xác nhận rằng các thẩm phán tòa cấp dưới đã có được bản sao của ý kiến phán quyết. Những phán quyết chứa đựng các chính sách mới của tòa án được công bố cho công chúng dưới dạng các văn bản in hoặc thông qua mạng Internet, và các thẩm phán được trông đợi sẽ đọc chúng khi họ có thời gian và ý định.
    Các ý kiến của Tòa án tối cao, các tòa án liên bang cấp thấp hơn, và các tòa phúc thẩm của bang luôn có sẵn tại rất nhiều trụ sở tòa á n, trường luật và thư viện của trường đại học. Chúng cũng được đăng tải ngày càng nhiều trên mạng Internet. Tuy nhiên, tình trạng có sẵn phổ biến của các tài liệu này không bảo đảm rằng mọi người sẽ đọc chúng và hiểu rõ chúng. Có rất nhiều thẩm phán các tòa cấp dưới của bang, ví dụ như thẩm phán hòa giải và thẩm phán tòa vị thành niên, không phải là các luật sư và hầu như không có hứng thú hay kỹ năng để có thể đọc và hiểu được những phán quyết phức tạ p của tòa án. Cuối cù ng, ngay cả các thẩm phán quan tâm tới những phán quyết của tòa án cấp cao và có khả năng hiểu chúng cũng không có đủ thời gian để cập nhật tất cả các quyết định mới.
    Xét tới những vấn đề này, làm thế nào mà các thẩm phán có thể biết được về các phán quyết của tòa cấp cao? Có một cách là nghe nói về chúng thông qua quá trình các luật sư trình bày những vụ việc tại các tòa cấp dưới. Nhìn chung, người ta thường cho rằng các luật sư đối lập nhau sẽ trình bày những tiền lệ có liên quan khi biện hộ trước tòa. Các thẩm phán nghe vụ kiện có những thư ký về luật mà họ có thể dựa vào để tìm ra các phán quyết gần đây từ những tòa án cấp cao.
    Như vậy, một số chính sách của tòa án cấp cao không được thực thi nhanh chóng và nghiêm ngặt đơn giản chỉ bởi vì các thẩm phán tòa cấp dưới không được biết về chúng. Ngay cả những chính sách mà các thẩm phán tòa cấp dưới đã biết có thể cũng không dễ hiểu đối với họ. Các lý do này đã góp phần vào sự tùy quyền của các thẩm phán tòa cấp dưới, những người được đặt vào vị trí phải thi hành các chính sách của tòa án.
    Diễn giải chính sách ở các tòa án cấp dưới
    Một nghiên cứu đã lưu ý rằng “các tuyên bố quan trọng về chính sách hầu như luôn đòi hỏi phải được diễn đạt bởi một người khác ngoài nhà hoạch định chính sách”. Điều này hiển nhiên đúng trong trường hợp các chính sách của tòa án được tạo ra bởi các tòa phúc thẩm. Hành động tùy quyền đầu tiên của một thẩm phán tòa cấp dưới có thể là việc diễn đạt ý nghĩa của các phán quyết của tòa cấp cao.
    Cách thức một thẩm phán tòa cấp dưới diễn giải một chính sách do tòa cấp cao đưa ra phụ thuộc vào một số yếu tố. Có rất nhiều chính sách không được tuyên bố rõ ràng. Do vậy, những người có suy xét có thể bất đồng xung quanh việc diễn giải chính sách sao cho thích hợp. Tuy nhiên, ngay cả những tuyên bố chính sách rõ ràng và rành mạch đôi khi cũng bị các thẩm phán khác nhau diễn giải khác nhau.
    Sự ưu tiên cá nhân của một thẩm phán đối với chính sách cũng có tác động tới việc diễn giải một chính sách của tòa cấp cao của ông ta. Các thẩm phán được đề bạt làm việc tại tòa án với những đặc điểm về xuất thân và phẩm chất nhất định. Một số là đảng viên Đảng Cộng hòa, những người khác là đảng viên Đảng Dân chủ; thẩm phán này có thể khoan dung, người khác có thể rất nghiêm khắc. Họ đến từ nhiều vùng khác nhau của đất nước. Một số là ủy viên công tố; số khác chủ yếu là luật sư biện hộ hoặc luật sư của các hãng. Nói tóm lại, đặc điểm cá nhân của các thẩm phán có thể ảnh hưởng tới những ưu tiên chính sách cụ thể của riêng họ. Do vậy, các thẩm phán tòa cấp dưới có thể diễn giải một chính sách của tòa cấp trên theo ý kiến riêng của họ. Kết quả là một chính sách có thể được nồng nhiệt chào đón bởi một số thẩm phán này lại bị phản đối hoàn toàn bởi những thẩm phán khác.
    Các chiến lược thực hiện bởi tòa cấp dưới
    Các thẩm phán ủng hộ và chấp thuận một chính sách của tòa cấp cao tất nhiên sẽ cố gắng thực thi nó và thậm chí còn mở rộng việc thực thi dựa trên đó. Một số thẩm phán thậm chí có nguy cơ bị xã hội tẩy chay và bị quấy rầy bằng đủ mọi hình thức khi họ thực thi những chính sách mà họ tin tưởng song không được cộng đồng đồng tình.
    Các thẩm phán không thích một quyết định chính sách của tòa cấp cao có thể thực hiện nó một cách cầm chừng hoặc hoàn toàn miễn cưỡng. Các thẩm phán mà về cơ bản bất đồng với một chính sách do tòa cấp cao đưa ra có thể thực hiện một số chiến lược. Một chiến lược ít được sử dụng là không tuân theo, theo đó thẩm phán chỉ đơn giản là không áp dụng chính sách của tòa cấp cao trong một vụ việc được xét xử ở tòa cấp thấp.
    Sự phản kháng công khai này rất ít khi được sử dụng. Các chiến lược khác thì không đến nỗi cực đoan như vậy. Các thẩm phán có thể chỉ đơn giản tránh áp dụng chính sách đó. Một vụ việc có thể được lược bỏ những cơ sở về mặt kỹ thuật hoặc thủ tụ c để thẩm phán không phải đưa ra phán quyết dựa trên những sự kiện thực tế của vụ việc. Ví dụ, người ta có thể quyết định rằng nguyên đơn không cần phải kiện hoặc vụ kiện đã được thu xếp xong bởi vì vấn đề đã được giải quyết trước khi phiên tòa bắt đầu. Các thẩm phán tòa cấp dưới đôi khi tránh chấp nhận một chính sách bằng cách tuyên bố một phần trong phán quyết của tòa cấp cao là “dicta” (tiếng Latinh có nghĩa là tuyên bố chính thức). Tuyên bố chính thức ám chỉ rằng một phần của ý kiến giải thích không góp phần vào lôgích trung tâm của phán quyế t. Nó có thể hữu ích với vai trò hướng dẫn thực hiện, song không mang tính ràng buộ c. Những ý kiến được xem là “dicta” thường có rất nhiều cách diễn giải khác nhau.
    Một chiến lược khác được sử dụng bở i những thẩm phán bất đồng với một chính sách của tòa án là thực thi nó ở phạm vi hẹp nhất có thể. Một biện pháp là các thẩm phán tòa cấp dưới phán quyết rằng một tiền lệ không được áp dụng bởi có sự khác biệt về thực tế giữa vụ kiện của tòa cấp cao và vụ kiện của tòa cấp thấp. Có nghĩa là, bởi vì hai vụ kiện là khác biệt, nên tiền lệ không được áp dụng.
    Những ảnh hưởng đối với các thẩm phán tòa cấp dưới
    Đôi khi, các tòa cấp dưới phải quyết định những vụ kiện mà trước đó không hề có tiêu chuẩn chính xác nào của tòa cấp cao đưa ra liên quan tới chúng. Khi điều này xảy ra, các thẩm phán tòa cấp dưới phải hướng tới những nguồn khác để tìm ra định hướng cho việc giải quyết vụ việc này. Một nghiên cứu đã lưu ý rằng các thẩm phán tòa cấp dưới ở vào tình huống này “có thể có được sự gợi ý về việc quyết định ra sao đối với một vụ kiện cụ thể từ rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm mối liên hệ đảng phái của họ, hệ tư tưởng, hoặc các quy phạm tại nơi họ ở.”
    ẢNH HƯỞNG CỦA QUỐC HỘI ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH THỰC THI
    Khi một phán quyết của tòa án liên bang đã được đưa ra, Quốc hội có thể đưa ra rất nhiều phản ứng: Quốc hội có thể hỗ trợ hoặc cản trợ việc thực thi một phán quyết. Bên cạnh đó, nó có thể thay đổi cách diễn giải của tòa án về một đạo luật. Cuối cùng, Quốc hội có thể tiến hành công kích chống lại một thẩm phán cụ thể.
    Trong quá trình quyết định các vụ kiện, các tòa án thường được yêu cầu phải diễn giải các quy chế của liên bang. Đôi khi, sự diễn giải của tòa án có thể khác với những gì mà đa số trong Quốc hội dự định. Khi tình hình này xảy ra, Quốc hội có thể thay đổi quy chế bằng một đạo luật mới mà trên thực tế là bác bỏ sự diễn giải ban đầu của tòa án. Tuy nhiên, đa số vượt trội trong các phán quyết về quy chế của tòa án liên bang không bị thay đổi bởi Quốc hội.
    Bên cạnh việc phán quyết về các quy chế, các tòa liên bang còn diễn giải Hiến pháp. Quốc hội có hai phương pháp để đảo ngược hoặc thay đổi tác động của một sự diễn giải Hiến pháp mà Quốc hội không thích. Thứ nhất, Quốc hội có thể phản ứng bằng một quy chế khác, được đưa ra nhằm tránh các vấn đề thuộc về Hiến pháp. Thứ hai, một quyết định hợp hiến có thể bị bác bỏ trực tiếp bởi một điều khoản sửa đổi Hiến pháp Hoa Kỳ (tu chính án). Mặc dù rất nhiều tu chính án như vậy đã được đưa ra trong nhiều năm, song không dễ dàng gì có thể đạt được hai phần ba số phiếu cần thiết tại mỗi viện của Quốc hội để đề xuất một tu chính án và sau đó được ba phần tư các bang của Hoa Kỳ phê chuẩn. Trong lịch sử tòa án, chỉ có bốn phán quyết của Tòa án tối cao đã bị bác bỏ bởi các tu chính án của Hiến pháp.
    Một biện pháp khác để phản ứng lại các phán quyết của tòa án là Quốc hội tiến hành việc công kích các tòa án liên bang nói chung và một số thẩm phán nhất định nói riêng. Những cuộc công kích này có thể dưới hình thức các tuyên bố miệng của một thành viên Quốc hội, đe dọa luận tội thẩm phán đương nhiệm, hoặc tiến hành thẩm tra toàn diện hơn về các triết lý hành xử tại tòa án của các ứng cử viên tiềm năng cho chức vụ thẩm phán liên bang.
    Tuy nhiên, Quốc hội và các tòa án liên bang về bản chất là không đối địch. Các cuộc công kích trả đũa đối với các tòa án liên bang là rất hiếm hoi, và hai ngành thường làm việc hòa hợp với nhau để hướng tới những mục tiêu chính sách giống nhau. Một ví dụ là Quốc hội đóng vai trò then chốt trong việc thực thi chính sách xóa bỏ nạn phân biệt đối xử tại trường học của Tòa án tối cao bằng việc ban hành Đạo luật nhân quyền năm 1964, trao quyền cho Bộ Tư pháp khởi xướng những vụ kiện đối với các phân khu trường học không tuân thủ phán quyết của vụ Brown kiện ủy ban giáo dục. Tiêu mục VI của Đạo luật này cũng cung cấp một vũ khí rất hiệu quả cho cuộc đấ u tranh chống nạn phân biệt chủng tộc bằng việc đe dọa cắt bỏ ngân quỹ của liên bang đối với những trường vi phạm. Năm 1965, Quốc hội đã củng cố thêm sự ủng hộ của mình đối với chính sách xóa bỏ nạn phân biệt đối xử giữa các trường học công bằng việc thông qua Đạo luật giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Đạo luật này dành cho chính phủ liên bang một vai trò lớn hơn nhiều trong việc tài trợ cho giáo dục công, do vậy khiến sự đe dọa cắt bỏ ngân sách liên bang trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với rất nhiều phân khu trường học vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử. Sự ủng hộ này của Quốc hội là rất có ý nghĩa, bởi vì khả năng tuân thủ một chính sách sẽ tăng lên khi có sự nhất trí giữa các ngành quyền lực trong chính quyền.
    ẢNH HƯỞNG CỦA NGÀNH HÀNH PHÁP ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH THỰC THI
    Đôi khi, tổng thống có thể được triệu tập trực tiếp để thực thi một phán quyết của tòa án. Một ví dụ là vụ Hoa Kỳ kiện Nixon (1974). Một cuộc điều tra do ủy ban của Thượng viện tiến hành về chi tiết vụ đột nhập vào trụ sở của Đảng Dân chủ tại Khách sạn Watergate tại Washington, D.C., đã viện dẫn trực tiếp tới các quan chức cao cấp của chính phủ làm việc gần gũi với tổng thống. Cuộc điều tra cũng đã phát hiện thấy rằng Tổng thống Richard Nixon đã cho lắp đặt một hệ thống ghi âm tự động trong Văn phòng tổng thống. Leon Jaworski, người đã được chỉ định làm ủy viên công tố đặc biệt để điều tra vụ Watergate, đã yêu cầu phải đưa ra trước tòa một số cuốn băng mà ông cảm thấy có thể là bằng chứng cần thiết cho việc khởi tố các quan chức cao cấp. Nixon từ chối giao các cuộn băng này dựa trên cơ sở đặc quyền hành pháp và yêu cầu bảo mật đối với các cuộc thảo luận dẫn tới những quyết định của tổng thống. Phán quyết của Tòa án tối cao đã chỉ thị cho Tổng thống phải giao những cuốn băng đó cho Thẩm phán John J. Sirica, người đang điều khiển các phiên tòa xét xử các quan chức chính phủ. Nixon đã tuân thủ chỉ thị của Tòa án tối cao và như vậy đã thực thi một phán quyết mà nhanh chóng dẫn đến sự sụp đổ của ông. Trong vòng hai tuần, ông đã từ chức tổng thống, vào tháng Tám 1974.
    Ngay cả khi không trực tiếp tham gia vào việc thực thi một chính sách của tòa án, tổng thống cũng có thể ảnh hưởng tới tác động của nó. Do vị thế và sự nổi bật của chức vụ này, một tổng thống có thể khuyến khích sự ủng hộ hoặc sự chống đối một chính sách mới của tòa án chỉ đơn giản bằng lời nói và hành động của mình.
    Tổng thống có thể đề xuất một đạo luật trực tiếp tác động tới các tòa án. Một ví dụ là Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã không thành công trong việc thúc đẩy Quốc hội mở rộng quy mô của Tòa án tối cao để ông có thể đưa vào đó những thẩm phán ủng hộ chương trình lập pháp của chính quyền của ông.
    Quyền bổ nhiệm thẩm phán cũng mang lại cho tổng thống một cơ hội để ảnh hưởng tới các chính sách của tòa án liên bang, do tổng thống có thể chỉ định tất cả các thẩm phán liên bang, với sự tư vấn và chấp thuận của Thượng viện.
    Tổng thống có thể ảnh hưởng tới quá trình ra quyết sách của tòa án thông qua các hoạt động của Bộ Tư pháp, một bộ phận của ngành hành pháp. Viên chưởng lý và các nhân viên dưới quyền có thể nhấn mạnh vào những vấn đề cụ thể theo các mục tiêu chính sách chung của tổng thống. Tuy nhiên, mặt trái của việc này là Bộ Tư pháp có thể tùy tiện giảm bớt tầm quan trọng của một số chính sách cụ thể bằng cách không nỗ lực theo đuổi chúng trước tòa.
    Một quan chức chính quyền khác có thể ảnh hưởng tới quá trình ra quyết sách của tòa án là đại diện của chính phủ tại Tòa án tối cao. Về mặt lịch sử, quan chức này được xem như có trách nhiệm kép đối với cả ngành hành pháp và tư pháp. Do mối quan hệ gần gũi giữa quan chức này với Tòa án tối cao, nên đôi khi người này còn được nhắc tới như là “thẩm phán thứ mười”. Đại diện của chính phủ tại Tòa án tối cao cũng được coi như một cố vấn về pháp lý, người chuyên đưa ra những ý kiến tư vấn cho Tòa án tối cao về ý nghĩa của các quy chế liên bang và của Hiến pháp. Quan chức này cũng quyết định những vấn đề gì trong các vụ kiện mà chính phủ liên bang là một bên có thể được kháng án lên Tòa án tối cao. Hơn nữa, ông / bà ta có thể khởi kiện dưới danh nghĩa “luật sư cố vấn của tòa án” để hối thúc tòa án cho phép hoặc từ chối đơn đề nghị tòa án cấp trên xem xét lại một vụ kiện của một nguyên đơn khác, hoặc ủng hộ hay phản đối một chính sách cụ thể được đưa ra để Tòa án tối cao thông qua.
    Có rất nhiều quyết định của tòa án trên thực tế được thực thi bởi nhiều ngành, cơ quan, văn phòng và các ủy ban hành pháp. Ví dụ, phán quyết của Tòa án tối cao trong vụ Frontiero kiện Richardson (1973) đã đòi hỏi Không quân Hoa Kỳ đóng vai trò chủ đạo trong việc thực thi. Vụ Frontiero đã đặt câu hỏi đối với quy định của Quốc hội về việc cấp các khoản phúc lợi cho những nhân viên nam đã kết hôn trong lực lượng không quân, song lại không cung cấp những phúc lợi tương tự cho nhân viên nữ đã kết hôn phục vụ trong lực lượng nà y. Trung úy Sharon Frontiero đã khởi kiện chính sách này dựa trên lý lẽ rằng chính sách này tạo ra sự phân biệt đối xử về giới. Một tòa án hạt của liên bang ở Alabama đã đưa ra một phán quyết ủng hộ chính sách của Không quân Hoa Kỳ. Trung úy Frontiero đã đệ đơn phúc thẩm lên Tòa án tối cao, nơi đã bác bỏ phán quyết của tòa cấp dưới và yêu cầu Không quân Hoa Kỳ phải đưa ra một chính sách mới.
    NHỮNG ĐỐI TƯỢNG THI HÀNH KHÁC
    Việc thực thi các chính sách của tòa án thường được tiến hành bởi các quan chức bang cũng như liên bang. Rất nhiều phán quyết của tòa án về trình tự đúng đắn của các vụ xét xử hình sự do Tòa án tối cao đưa ra, ví dụ như phán quyết trong các vụ Gideon kiện Wainwright và Miranda kiện Arizona (1966), đã được thực thi bởi các thẩm phán tòa án bang và các quan chức khác của bang. Một ví dụ là các nhân viên cảnh sát địa phương và bang đóng vai trò chủ yếu trong việc thực thi quy định Miranda, quy định này yêu cầu những người bị tình nghi là tội phạm phải được thông báo về các quyền của họ khi bị bắt. Phán quyết Gideon quy định các bị cáo trong những vụ án nghiêm trọng không có đủ tiền thuê luật sư sẽ được phép có luật sư biện hộ với phí tổn do bang trả được thi hành bởi các luật sư bào chữa của chính quyền, các hiệp hội luật sư địa phương và cá nhân các luật sư do tòa án chỉ định.
    Các nhà lập pháp và hành pháp của bang cũng thường được lôi kéo vào quy trình thực thi. Một thẩm phán, người quyết định rằng đã có một sai phạm xảy ra, có thể lựa chọn giữa rất nhiều phương án khắc phục sai phạm. Trong số những phương án phổ biến có các biện pháp khắc phục về thủ tục, các tiêu chuẩn thực hiện, và các hành động bồi thường cụ thể. Các biện pháp khắc phục về thủ tục cung cấp những ủy ban tư vấn, các tổ chức với sự tham gia của công dân, các chương trình giáo dục, các ủy ban đánh giá, các quy trình giải quyết tranh chấp và những người có thẩm quyền và năng lực cụ thể để giải quyết một vấn đề và tìm ra giải pháp. Các biện pháp khắc phục không nêu cụ thể một hình thức hoạt động nhất định. Các tiêu chuẩn thực hiện đòi hỏi những biện pháp khắc phục cụ thể - ví dụ, một số lượng nhất định các tổ chức phát triển nhà ở hoặc các trường học, hay một số lượng nhất định nhân viên làm việc tại trại giam hoặc các cơ sở điều trị tâm thần. Các phương tiện cụ thể để đạt được những mục tiêu này hoàn toàn do các quan chức được nêu tên trong vụ kiện quyết định. Những ví dụ về các hành động khắc phục cụ thể là việc đưa học sinh tới trường bằng ôtô buýt, trộn lẫn các khu vực đăng ký học sinh, và những thay đổi về quy mô và điều kiện sinh hoạt trong các nhà giam hoặc phòng bệnh viện. Hình thức khắc phục này không dành cho bị đơn sự linh hoạt liên quan tới biện pháp khắc phục cụ thể hoặc phương tiện để đạt được điều đó.
    Việc thực thi những sắc lệnh khắc phục này thường được giao, ít nhất là một phần, cho các cơ quan lập pháp bang. Một sắc lệnh yêu cầu số lượng phòng cụ thể trong trại giam hoặc số lượng nhân viên canh gác cụ thể trong hệ thống nhà tù có thể đòi hỏi các khoản chi tiêu mới của bang mà cơ quan lập pháp phải tài trợ. Tương tự, một sắc lệnh yêu cầu xây dựng thêm nhiều cơ sở y tế điều trị tâm thần hiện đại hơn hoặc cung cấp nhiều trang thiết bị hiện đại hơn cũng đồng nghĩa với việc gia tăng chi tiêu của bang. Các thống đốc cũng có thể liên quan tới việc thực thi những sắc lệnh khắc phục này bởi vì họ thường tham gia rất nhiều vào quá trình lập ngân sách bang. Hơn nữa, họ có thể ký thông qua hoặc phủ quyết các đạo luật.
    Đôi khi các thẩm phán chỉ định những cá nhân cụ thể để hỗ trợ việc thực thi các sắc lệnh khắc phục. Những người có chức trách đặc biệt này thường được trao cho một số thẩm quyền ra quyết định. Các nhà quản lý do tòa chỉ định cũng được sử dụng trong một số trường hợp, nhưng họ không đảm nhiệm hoàn toàn trách nhiệm ra quyết định của thẩm phán. Trên thực tế, nhà quản lý là người thu thập thông tin, báo cáo về diễn tiến của bị đơn trong việc tuân thủ sắc lệnh khắc phục. Khi các sắc lệnh không được tuân thủ hoặc khi các rào cản dưới dạng này hay dạng khác cản trở tiến độ của việc đưa ra một biện pháp khắc phục, một thẩm phán có thể chỉ định một người làm người quản lý đại diện và trao quyền cho ông / bà ta để gạt bỏ những rào cản về mặt tổ chức thông thường nhằm khiến cho công việc được tiến hành trôi chảy.
    Có một nhóm các cá nhân tham gia rất sâu vào việc thực hiện các chính sách của tòa án: hàng nghìn nam giới và phụ nữ là ủy viên của các hội đồng trường học trên khắp đất nước. Có hai lĩnh vực chính sách lớn nổi bật lên do đã dẫn các ủy viên hội đồng trường học tới một cuộc tranh cãi tương đối gay gắt khi họ phải đối mặt với nhiệm vụ cố gắng thực thi chính sách của Tòa án tối cao.
    Thứ nhất, vào năm 1954, khi Tòa án tối cao phán quyết rằng không được phép phân biệt đối xử tại các trường học công, các hội đồng trường học và các nhà quản lý trường học, cùng với các thẩm phán hạt của liên bang, đã phải chịu đựng gánh nặng của việc thực thi quyết định đó. Vai trò của họ trong quá trình này đã ảnh hưởng tới đời sống của hàng triệu học sinh, phụ huynh học sinh và các công dân trên khắp nước Mỹ.
    Lĩnh vực chính sách thứ hai liên quan tới các hội đồng trường học là các chính sách của Tòa án tối cao về tôn giáo trong trường học công. Trong vụ Engel kiện Vitale (1962), Tòa án tối cao đã phán quyết rằng yêu cầu của New York về việc học sinh các trường học công hàng ngày phải đọc một bài cầu nguyện do bang soạn thảo là không hợp hiến. Một số phân khu trường học đã phản ứng lại phán quyết này bằng việc yêu cầu đọc một đoạn thơ trong Kinh thánh hoặc Lời cầu nguyện Chúa trời thay cho việc đọc bài cầu nguyện nói trên. Lý lẽ họ đưa ra là do các bang không viết ra Lời cầu nguyện Chúa trời hoặc Kinh thánh nên họ không vi phạm phán quyết của Tòa án tối cao. Một năm sau, Tòa án tối cao đã bác bỏ những thông lệ này, chỉ ra rằng sự vi phạm hiến pháp nằm trong việc ủng hộ các hoạt động tôn giáo và rằng phán quyết của Tòa không phụ thuộc vào việc các bang có viết ra lời cầu nguyện hay không.
    TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH CỦA TÒA ÁN
    Tầm quan trọng bậc nhất của các phán quyết của Tòa án tối cao phụ thuộc chủ yếu vào tác động của chúng đối với toàn thể xã hội Mỹ. Một số chính sách có ảnh hưởng quan trọng thuộc về những lĩnh vực bình đẳng chủng tộc, quy trình đúng trong tố tụng hình sự, và nạo phá thai.
    Bình đẳng chủng tộc
    Rất nhiều người coi phán quyết của Tòa án tối cao trong vụ Brown kiện ủy ban giáo dục là động lực thúc đẩy quá trình hướ ng tới bình đẳng chủng tộc ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Quốc hội và nhánh hành pháp cũng tham gia vào việc bảo đảm thực thi chính sách xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc của phán quyết này. Từ đó, các tòa án đã bắt đầu theo đuổi một chính sách quốc gia về bình đẳng chủng tộc với phán quyết của vụ Brown.
    Lúc đầu, các quyết định của tòa án thường rất mập mờ, dẫn tới việc lẩn tránh chính sách mới. Tuy nhiên, các thẩm phán Tòa án tối cao và rất nhiều thẩm phán tòa án cấp dưới của liên bang đã rất kiên trì và giữ cho chính sách bình đẳng chủng tộc trở thành một vấn đề trong chương trình nghị sự quốc gia. Sự kiên trì của họ đã được đền bù bằng việc thông qua Đạo luật nhân quyền năm 1964, 10 năm sau khi có phán quyết Brown. Hành động này, được sự ủng hộ mạnh mẽ của các tổng thống John F. Kennedy (1961-1963) và Lyndon B. Johnson (1963-1969), đã ghi nhận trực tiếp vai trò của Quốc hội và tổng thống như những người ủng hộ chính sách bình đẳng chủng tộc ở nước Mỹ.
    Một khía cạnh khác thể hiện tầm quan trọng của các phán quyết tòa án liên bang trong quá trình hoạch định chính sách được minh họa bởi phán quyếtBrown và các vụ kiện tiếp theo sau phán quyết này. Mặc dù các tòa án đã phải đơn độc trong cuộc đấu tranh đòi bình đẳng chủng tộc trong vài năm, song những phán quyết của họ không phải không được chú ý. Charles A. Johnson và Bradley C. Canon đã lập luận trong cuốn Các chính sách của tòa án: Việc thực thi và tác động (Judicial Policies: Implementation and Impact)rằng phán quyết Brown “là một phán quyết rất nổi bật của Tòa án tối cao, một nỗ lực của tòa án nhằm tạo ra một trong những cải cách xã hội vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Và chắc chắn rằng, trong những năm tiếp theo, những người Mỹ gố c Phi cùng những người ủng hộ họ sẽ tạo ra áp lực đáng kể đối với các cơ quan chính quyền khác để xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc trong các trường học. Trên thực tế, những áp lực này đã nhanh chóng vượt ra khỏi phạm vi các trường học để đòi hỏi sự hòa nhập trong tất cả các khía cạnh của đời sống của người dân Mỹ.”
    Quy trình đúng trong tố tụng hình sự
    Chính sách của tòa án đưa ra trong lĩnh vực quy trình tố tụng hình sự đúng có liên quan chặt chẽ nhất tới nhiệm kỳ Chánh án Tòa án tối cao của Earl Warren (1953-1969). Khi nói về kỷ nguyên này, Archibald Cox, một luật sư đại diện của chính phủ tại Tòa án tối cao, đã phát biểu rằng “Chưa từng có một cuộc cải cách toàn diện nào về quy trình tố tụng hình sự trong một thời gian ngắn như vậy”. Các phán quyết của Tòa án tối cao dưới thời của Warren chủ yếu nhằm mục đích thay đổi những thủ tục mà các bang tiến hành trong quan hệ với các bị cáo hình sự. Tới thời điểm Warren rời Tòa án tối cao, nhiều chính sách mới đã được tạo ra liên quan tới một phạm vi rộng các hoạt động; trong số những chính sách có ảnh hưởng rộng rãi nhất có phán quyết của các vụ Mapp kiện Ohio (1961), Gideon kiện Wainwright, và Miranda kiện Arizona.
    Phán quyết Mapp đã mở rộng quy tắc loại trừ, đã được áp dụng cho chính phủ liên bang trong một vài năm, để áp dụng tại các bang. Quy tắc này yêu cầu các tòa án bang phải loại trừ những chứng cứ trước tòa mà cảnh sát có được một cách bất hợp pháp. Mặc dù một số sở cảnh sát, đặc biệt trong những đô thị lớn, đã cố gắng đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho các nhân viên của mình để tuân thủ những quy định trong việc thu thập chứng cứ, song những nỗ lực này không phải được tiến hành ở mọi nơi. Do sự đa dạng trong công việc của cảnh sát và sự diễn giải khác nhau của các tòa cấp dưới về những gì được coi là quá trình tìm kiếm và thu thập chứng cứ hợp lệ, nên việc thi hành phán quyết Mapp là không nhất quán trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.
    Có lẽ yếu tố quan trọng hơn góp phần vào việc làm giảm tác động mong muốn của phán quyết Mapp là do thiếu sự ủng hộ vững chắc đối với quy tắc loại trừ trong số các thẩm phán Tòa án tối cao. Phán quyết này ngay từ đầu đã không phải là một quyết định được tất cả nhất trí, và trong vài năm một số thẩm phán đã công khai chỉ trích quy tắc loại trừ. Hơn nữa, các phán quyết tiếp sau của Tòa án tối cao đã mở rộng phạm vi của việc thu thập chứng cứ hợp lệ, từ đó hạn chế khả năng áp dụng quy tắc này.
    Phán quyết của vụ Gideon kiện Wainwright tuyên bố rằng các bị cáo nghèo không có khả năng thuê luật sư phải có luật sư bào chữa khi họ bị xét xử trong một vụ án hình sự nghiêm trọng tại các tòa án bang. Có rất nhiều bang đã thường xuyên cung cấp luật sư trong những phiên xét xử kiểu này thậm chí trước cả khi có phán quyết của Tòa án tối cao. Các bang khác bắt đầu tuân thủ theo rất nhiều cách. Những chương trình cung cấp luật sư bào chữa của chính quyền đã được xây dựng ở nhiều nơi. Tại các vùng khác, các hiệp hội luật sư địa phương đã hợp tác với các thẩm phán để thực thi một số biện pháp nhằm tuân thủ chính sách mới của Tòa án tối cao.
    Tác động của phán quyết Gideon là rõ ràng hơn và nhất quán hơn so với tác động của phán quyết Mapp. Một nguyên nhân không thể phủ nhận là do nhiều bang đã thực hiện chính sách của phán quyết Gideon trước cả khi nó được đưa ra. Chính sách này đơn giản là được chấp nhận rộng rãi hơn so với quy tắc được tạo ra bởi phán quyết Mapp. Mặc dù Tòa án tối cao không quy định cụ thể phải cung cấp cho bị cáo một luật sư bào chữa của chính quyền hay một luật sư do tòa chỉ định, song điều rõ ràng là bị cáo phải có được sự giúp đỡ của một luật sư bào chữa. Bên cạnh đó, Tòa án tối cao dưới nhiệm kỳ của Chánh án kế tiếp, Warren Burger (1969- 1986), đã không rút lại chính sách cung cấp luật sư cho các bị cáo nghèo được đưa ra dưới thời của Earl Warren như nó đã làm đối với quy định liên quan tới việc tìm kiếm và thu thập chứng cứ được đưa ra bởi phán quyết Mapp.
    Trong vụ Miranda kiện Arizona, Tòa án tối cao đã tiến một bước xa hơn, phán quyết rằng các nhân viên cảnh sát, khi bắt giữ người bị tình nghi, phải thông báo với họ về quyền hợp hiến của họ, một trong số đó là quyền có luật sư đại diện trong quá trình thẩm vấn. Những người bị tình nghi cũng phải được thông báo rằng họ có quyền giữ im lặng và rằng bất cứ lời nào họ nói ra có thể được sử dụng để chống lại họ trước tòa; rằng nếu họ không thể thuê được luật sư, họ sẽ được cung cấp một luật sư với phí tổn do bang chi trả; và rằng họ có quyền ngừng trả lời thẩm vấn tại bất kỳ thời điểm nào. Những yêu cầu này được nêu lên rõ ràng đến mức các sở cảnh sát đã viết chúng vào thẻ dành cho các nhân viên cảnh sát để họ mang theo bên người. Và sau đó, mỗi khi bắt giữ người bị tình nghi, các nhân viên cảnh sát chỉ việc lấy thẻ ra và đọc cho người bị tình nghi nghe các quyền của họ.
    Về việc các nhân viên cảnh sát đọc các quyền theo phán quyết Miranda cho những người mà họ bắt giữ, có một mức độ tuân thủ rất cao của cảnh sát đối với chính sách của Tòa án tối cao. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về tác động của phán quyết Miranda do cách thức theo đó những người bị tình nghi có thể được thông báo về quyền của họ. Đọc cho một người nghe các quyền của họ từ một tấm thẻ là một việc; song giải thích cho họ yêu cầu của Tòa án tối cao có nghĩa là gì và sau đó cố gắng làm cho người bị tình nghi hiểu được chúng lại là một việc khác. Nếu xem xét vấn đề theo khía cạnh này, tác động của chính sách được đưa ra trong phán quyếtMiranda không hẳn là rõ rệt.
    Tòa án tối cao dưới thời của Burger không tỏ rõ khuynh hướng ủng hộ mạnh mẽ chính sách được đưa ra bởi phán quyết Miranda của Tòa án tối cao dưới thời Warren. Mặc dù phán quyết Miranda không bị bác bỏ, song tác động của nó đã bị hạn chế phần nào. Một ví dụ là trong phán quyết của vụ Harris kiện New York (1971), Tòa án tối cao của Burger đã phán quyết rằng những lời khai được đưa ra bởi một cá nhân chưa được thông báo về các quyền của họ theo luật Miranda có thể được sử dụng để kiểm tra mức độ tin cậy của những lời khai của người đó trước tòa. Sau đó, Tòa án tối cao, dưới sự lãnh đạo của Chánh án William Rehnquist (1986- ), đã phán quyết trong vụ Davis kiện Hoa Kỳ (1994) rằng cảnh sát không bắt buộc phải dừng thẩm vấn một người bị tình nghi, người đưa ra yêu cầu không rõ ràng về việc có một luật sư đại diện.
    Quốc hội đã phản ứng lại với phán quyết Miranda, hai năm sau khi phán quyết này được đưa ra, bằng việc thông qua một quy chế mà trên thực tế đã khiến cho việc chấp nhận lời khai của một người bị tình nghi chỉ có thể bị thay đổi dựa trên cơ sở chúng có được đưa ra một cách tự nguyện hay không. Quy chế này hầu như không được chú ý đến cho tới năm 1999, khi Tòa phúc thẩm lưu động khu vực, trong một vụ án liên quan tới một người bị buộc tội cướp nhà băng - người này đã phủ nhận một lời khai của ông ta với FBI dựa trên lập luận rằng ông ta đã không nhận được “lời cảnh báo Miranda” trước khi bị thẩm vấn - đã phán quyết rằng quy chế này là phù hợp, bởi lời khai của ông ta là tự nguyện. Quyết định của tòa phúc thẩm đã đặt ra một câu hỏi, rằng nên tuân theo quy chế của Quốc hội hay phán quyết Miranda của Tòa án tối cao? Vào ngày 2 tháng Sáu 2000, Tòa án tối cao Hoa Kỳ tuyên bố rằng phán quyết Miranda, với tư cách là một quyết định hợp hiến của Tòa án tối cao, không thể bị bác bỏ trên thực tế bởi một đạo luật của Quốc hội. Nói cách khác, phán quyết Miranda vẫn chi phối việc chấp nhận các lời khai được đưa ra trong quá trình thẩm vấn can phạm tại các tòa án bang và liên bang.
    Nói tóm lại, tác động của các chính sách tư pháp trong lĩnh vực hình sự do Tòa án tối cao đưa ra là lẫn lộn, vì một vài lý do. Trong một số trường hợp, tính mập mờ, không rõ ràng của chúng là một nguyên nhân. Trong những trường hợp khác, nguyên nhân là do thiếu sự ủng hộ vững chắc của các thẩm phán hoặc sự ủng hộ bị giảm đi khi những người mới lên nắm quyền ở Tòa án tối cao. Tất cả những thay đổi này đã dẫn tới một phạm vi tùy quyền lớn hơn cho những người thực thi.
    Nạo phá thai
    Trong vụ Roe kiện Wade (1973), Tòa án tối cao đã phán quyết rằng một phụ nữ có quyền tuyệt đối trong việc nạo phá thai trong ba tháng đầu tiên mang thai; rằng một bang có thể điều tiết các thủ tục nạo phá thai trong thời kỳ ba tháng mang thai tiếp theo để bảo đảm sức khỏe cho người mẹ; và rằng, trong ba tháng thai nghén cuối cùng, bang có thể quy định hạn chế hoặc cấm việc nạo phá thai, trừ phi tính mạng hoặc sức khỏe của người mẹ bị đe dọa.
    Phản ứng đối với phán quyết này là tức thời, và chủ yếu là tiêu cực. Nó được thể hiện dưới hình thức các lá thư gửi tới cá nhân các thẩm phán, các bài phát biểu công khai, việc đưa ra các nghị quyết tại Quốc hội, và phong trào tuyên truyền vận động cho các tu chính án về “quyền được sống” tại Quốc hội. Xét tới bản chất gây tranh cãi trong phán quyết này của Tòa án, các bệnh viện đã không tận lực ủng hộ cho phán quyết này bằng việc thay đổi chính sách nạo phá thai của họ.
    Phản ứng đối với chính sách về nạo phá thai của Tòa án tối cao không chỉ vẫn tiếp tục mà còn mở rộng tới những phạm vi mới. Những cuộc bầu cử tổng thống gần đây đã chứng kiến các diễn đàn và ứng cử viên của hai đảng chủ chốt đưa ra những quan điểm trái ngược nhau về vấn đề nạo phá thai. Diễn đàn và ứng cử viên của Đảng Dân chủ nhìn chung đồng tình với phán quyết của vụ Roe kiện Wade, trong khi diễn đàn và các đối thủ Đảng Cộng hòa lại cho thấy sự phản đối trước quyết định của Tòa án tối cao.
    Quốc hội cũng là một lò lửa của những hoạt động phản ứng lại trước phán quyết của Tòa án tối cao về nạo phá thai. Không thể bảo đảm việc thông qua một tu chính án Hiến pháp để bác bỏ phán quyết Roe kiện Wade, những lực lượng chống việc nạo phá thai - cũng được biết đến dưới cái tên “những lực lượng ủng hộ quyền sống” - đã thành công trong việc vận động thông qua những điều khoản sửa đổi đối với các dự luật chuẩn chi để ngăn cản việc chi tiêu cho quỹ của liên bang dành cho việc nạo phá thai theo mong muốn. Năm 1980, Tòa án tối cao đã phán quyết rằng sự ngăn cản này là không hợp hiến, với tỷ lệ 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống.
    Phần lớn các đạo luật ra đời do tác động của phán quyết Roe đều là ở cấp bang. Theo một nghiên cứu cho thấy, trong vòng hai năm sau khi phán quyếtRoe ra đời, 32 bang đã thông qua 62 đạo luật liên quan tới việc nạo phá thai, phần lớn đều nhằm hạn chế tiếp cận đối với việc nạo phá thai, điều tiết các thủ tục nạo phá thai, hoặc cấm nạo phá thai trong những điều kiện nhất định.
    Các nhóm lợi ích đã tăng cường hoạt động hết sức mạnh mẽ sau khi có phán quyết Roe. Các nhóm phản đối quyết định này thường tổ chức những cuộc biểu tình công khai chống lại phán quyết và sau đó bắt đầu đứng chặn tại các cơ sở y tế. Các nhóm lợi ích ủng hộ phán quyết này thường tập trung nỗ lực của họ nhiều hơn vào các tòa án.
    Trong khi các trận chiến xung quanh vấn đề nạo phá thai đang diễn ra tại các phiên tòa, các chiến dịch vận động chính trị và các cơ quan lập pháp, những người khác thích một cách tiếp cận trực tiếp hơn đã biểu tình trước các trung tâm nạo phá thai và phong tỏa những trung tâm này. Tuy nhiên, Tòa án tối cao đã phán quyết rằng có thể sẽ phải đặt ra những giới hạn phù hợp về mặt thời gian, địa điểm và cách thức đối với các cuộc biểu tình này. Quan điểm này đã được tái khẳng định vào ngày 28 tháng Sáu 2000, khi Tòa án tối cao bác bỏ một quy định của bang Colorado, tuyên bố rằng hành động của một người tiếp cận một cách có chủ ý một người khác mà không được họ đồng tình để phát tờ rơi, trưng bày một biểu ngữ, hoặc phản đối miệng trong vòng 100 feet (khoảng 30m) xung quanh một cơ sở y tế là bất hợp pháp.
    Kết luận
    Một số chính sách của tòa án có tác động lớn hơn tới xã hội so với những chính sách khác. Trong việc xây dựng các chính sách của đất nước, hệ thống tư pháp đóng một vai trò quan trọng hơn so với những gì mà những người xây dựng khuôn khổ của Hiến pháp hình dung. Tuy nhiên, “các tòa án Mỹ không phải là những thể chế có quyền lực tuyệt đối”, Gerald N. Rosenberg đã viết như vậy trong tác phẩm nhan đề Hy vọng hão huyền: Các tòa án có thể mang lại sự thay đổi xã hội hay không? Hollow Hope: Can Courts Bring About Social Change? “Chúng được thiết kế với những hạn chế nghiêm ngặt và được đặt trong một hệ thống phân chia quyền lực. Đòi hỏi chúng tạo ra những cải cách xã hội có ý nghĩa đồng nghĩa với việc phải quên đi lịch sử của chúng và bỏ qua những hạn chế của chúng”.
    Bên trong khuôn khổ phức tạp của các đòi hỏi và kỳ vọng về chính trị và xã hội cạnh tranh nhau này là vai trò hoạch định chính sách của tòa án. Bởi vì hai ngành khác trong chính quyền đôi khi không dễ tiếp nhận những đòi hỏi của một số tầng lớp nhất định trong xã hội, nên lựa chọn duy nhất của các cá nhân hoặc nhóm này là hướng tới tòa án. Một ví dụ là các tổ chức nhân quyền đã không có được tiến triển thực sự cho tới khi họ phát hiện ra rằng Tòa án tối cao là một diễn đàn ủng hộ cho những nỗ lực của họ nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử tại trường học.
    Do các nhóm hoạt động nhân quyền đã đạt được một số thành công tại các tòa án liên bang, các nhóm khác cũng được khuyến khích tiến hành việc kiện tụng như một chiến lược. Ví dụ, các nhóm ủng hộ quyền của phụ nữ đã bắt chước mô hình được đưa ra bởi các nhóm thiểu số khi họ bắt đầu đệ trình những khiếu kiện và bất bình của mình lên trước tòa. Như vậy, quá trình mở đầu bằng việc theo đuổi ở phạm vi hẹp quyền bình đẳng chủng tộc đã được mở rộng ra thành một cuộc tìm kiếm sự bình đẳng chung cho các nhóm bị thiệt thòi khác trong xã hội.
    Khi đó, các tòa án rõ ràng có thể tuyên bố những quyết sách thu hút được sự quan tâm của cả quốc gia và có lẽ nhấn mạnh thực tế rằng các nhà hoạch định chính sách khác đã thất bại trong công việc của mình. Theo cách thức này, hệ thống tư pháp có thể yêu cầu các ngành còn lại thực thi quyền lực hoạch định chính sách của mình. Các quyết định tiếp theo sau cho thấy quyết tâm của ngành tư pháp trong việc theo đuổi một chính sách cụ thể và giúp duy trì lời yêu cầu các nhà hoạch định chính sách khác cùng tham gia vào nỗ lực này.
    Tóm lại, có thể thấy rằng các tòa án dường như thích hợp nhất trong vai trò xây dựng và thực thi các chính sách hẹp mà về bản chất ít gây tranh cãi. Chính sách được đưa ra trong phán quyết Gideon là một ví dụ điển hình. Quyết định về việc các bị cáo nghèo bị xét xử tại các phiên tòa hình sự của bang phải được cung cấp một luật sư biện hộ không gặp phải bất kỳ sự phản đối mạnh mẽ nào. Hơn nữa, nó là một chính sách chủ yếu đòi hỏi sự ủng hộ của các thẩm phán và luật sư; hành động của Quốc hội và tổng thống là không cần thiết. Ngược lại, chính sách về quyền bình đẳng cho tất cả mọi tầng lớp trong xã hội là một chính sách có phạm vi quá rộng và gây nhiều tranh cãi tới mức nó phải vượt ra khỏi phạm vi của tòa án. Và khi điều này xảy ra, các tòa án đơn giản chỉ trở thành một bộ phận, cho dù là một bộ phận quan trọng, của quá trình ra quyết định.